13 Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Gặp Hỏa Hoạn Bạn Cần Phải Có

Ngày: 05/12/2022 lúc 09:22AM

Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn mà bạn cần phải biết để cứu lấy tính mạng của bạn & gia đình.

Theo thống kê hàng năm có rất nhiều tai nạn thương tâm do hỏa hoạn gây ra chủ yếu tại các khu chung cư, quán karaoke, hộ gia đình đặc biệt là kiến trúc nhà ống tại các khu đô thị. Hỏa hoạn do nhiều nguyên nhân như chập điện cháy nổ, thiết bị điện lâu ngày không bảo trì sữa chữa, bất cẩn trong việc sử dụng nhiên liệu chất đốt.... việc trang bị những kiến thức và kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn là vô cùng cần thiết. 

 

Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Gặp Hỏa Hoạn

Các kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn mà bạn chưa biết

>> Xem thêm các trang thiết bị pccc cho bản thân tại đây!

Đây là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy giúp cứu sống bản thân và người thân trong lúc khẩn cấp. Hãy cùng chúng tôi ghi nhớ những thông tin cần thiết sau:

 

I. ĐỀ PHÒNG CHÁY NỔ DẪN ĐẾN HỎA HOẠN:

1. Không nên để những vật dụng và chất dễ cháy nổ gần khu vực đun nấu, không nên dự trữ xăng dầu chất đốt trong nhà bạn ( nếu có chỉ nên cất một lượng nhỏ chỗ an toàn không gần chỗ có lửa , nguồn điện)

2. Đối với phương tiện đi lại như xe máy, oto có chứa xăng dầu nên để xe khu vực xa bếp nấu.

 

Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Gặp Hỏa Hoạn

Cần trang bị các tiêu lệnh PCCC tại các văn phòng, xí nghiệp, cơ quan để cảnh báo mọi người 

3. Hạn chế dụng xốp, mút, gỗ ván để làm trần nhà đây là những chất liệu dễ dẫn cháy.

4. Không nên vừa sạc vừa xài điện thoại dễ cháy nổ.

5. Cần lắp thiết bị ngắt diện apthomat cho tòa nhà để ngắt điện kịp thời hạn chế việc nổ điện cháy lan

6. Không để người già mắt kém, trẻ nhỏ, tâm thần tiếp xúc vs bàn là, quạt sấy nóng hãy để những vật dụng này nơi đủ an toàn.

7. Lắp bàn thờ cúng nơi hợp lý không lắp trần bằng ván gỗ

8. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và khóa van gas

9. Trước khi rời khỏi nhà hãy tắt hết thiết bị điện, bếp nấu.

10. Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ như thang dây thoát hiểm, bộ dụng cụ thoát hiểm, thang chống cháy...

 

Các Biện Pháp Phòng Cháy Chữa Cháy Trong Gia Đình, Cơ Quan, Trường Học, Xí Nghiệp

 

Các biện pháp phòng cháy phổ biến

11. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá vỡ để tạo lối thoát. không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

12. Mỗi gia đình nên thiết kế sẵn cách thức và lối thoát hiểm 

13. Khi xảy ra chạy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho cảnh sát pccc 114 hoặc đội dân phòng chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

 

kỹ năng thoát hiểm khi có cháy

Xem thêm các trang thiết bị thoát hiểm tại đây!

 

II. 13 Kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn

 

Kỹ năng 1: Giữ bình tĩnh

Kỹ năng 2: Dập tắt đám cháy, không để đám cháy lan rộng

Kỹ năng 3: Lập kế hoạch thoát hiểm từ trước

Kỹ năng 4: Xác định lối thoát hiểm an toàn

Kỹ năng 5: Chống bị nhiễm ngạt khói độc

Kỹ năng 6: Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp khi di chuyển

Kỹ năng 7: Chú ý khi chạy thoát hiểm

Kỹ năng 8: kỹ năng kêu cứu, báo động cứu hộ

Kỹ năng 9: Kỹ năng mở cửa 

Kỹ năng 10: Kỹ năng thoát hiểm

Kỹ năng 11: Kỹ năng bảo vệ bản thân khi không thể thoát ra ngoài

Kỹ năng 12: Hợp tác với đội cứu hộ

Kỹ năng 13: Trang bị đồ bảo hộ

 
Cụ thể như sau: 
 

Kỹ năng 1: Giữ bình tĩnh

Khi phát hiện đang có sự có hỏa hoạn hãy bình tĩnh xem xét nguồn cháy đang ở khu vực nào, tìm cách dập và lối thoát an toàn nhất, việc mất bình tĩnh và hoản loạn sẽ dễ dẫn đến việc dập lửa sai cách hoặc chạy chen lấn giẫm lên nhau, bị ngạt khói...

Khi thấy đám cháy lớn hay khẩn trương gọi đội cứu hộ chữa cháy 114, đồng thời báo động cho mọi người biết như hô lớn, phát loa, đánh kẽng kêu báo cháy

 

Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Gặp Hỏa Hoạn

 

 

Kỹ năng 2: Dập tắt đám cháy, không để đám cháy lan rộng

Đây là một trong những kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn hiệu quả nhất , biết cách cô lập và dập tắt đám cháy sẽ làm cho việc cứu hộ và phòng ngừa thiệt hại cho tài sản, con người nhanh và hiệu quả hơn. Cách làm như sau:

- Ngắt cầu dao điện, aptomat 

- Liên hệ ngay với đội pccc 114

- Sơ tán mọi người ra khỏi đám cháy

- Sử dụng thiết bị dập lửa như bình chữa cháy bột, bình chữa cháy khí co2, thảm thủy tinh dập lửa.

- Dịch chuyển các vật dụng dễ bắt lửa ra khỏi khu vực có đám cháy.

- Chú ý trong trường hợp đám cháy lớn ko thể dập tắt hãy tìm cách thoát thân nhanh nhất có thể.

Bóng chữa cháy

Bóng Chữa Cháy, Bóng Cứu Hỏa DRY POWDER 1,3 Kg

 

Kỹ năng 3: Lập kế hoạch thoát hiểm từ trước

Mỗi gia đình hãy ngồi lại để phác thảo một bản đồ cho kế hoạch thoát hiểm của mình. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng.tòa nhà và khu chung cư nên tổ chức các khóa đào dạo, hướng dẫn tập huấn thoát hiểm khi có đám cháy.

 

Kỹ năng 4: Xác định lối thoát hiểm an toàn

Khi có hỏa hoạn xảy ra,không được chần chừ cố lấy cho được tài sản hãy nhớ mạng sống là tải sản giá trị nhất, nhanh chống xác định lỗi thoát hiểm ở khu vực bạn đang ở và tìm lối đi càng nhanh càng tốt.

Khi lửa cháy quá to, bạn không thể chạy xuống phía dưới được thì hãy chạy ngược lên trên mái và ra tín hiệu cho cứu hộ biết. Tuyệt đối không chui vào phòng và đóng chặt cửa vì khói lan rất nhanh, hít nhiều khói sẽ khiến con người hôn mê và tử vong. Với trường hợp đám cháy không xuất hiện ở phòng, tầng của mình, việc đầu tiên bạn cần phải làm là xác định vị trí của ngọn lửa và nguồn khói. 

Trong trường hợp luồng khói từ trên cao, hoặc ngay trong tầng, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy xuống các tầng dưới. Không sử dụng thang máy là khuyến cáo trong các trường hợp hỏa hoạn.

 

Kỹ năng 5: Chống bị nhiễm ngạt khói độc

dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng trong lúc tìm cách thoát thân và chờ lực lượng chữa cháy.

Phần lớn những trường hợp tử vong trong hỏa hoạn là do bị ngạt khói, do đó khi có hỏa hoạn để chống nhiễm khói bạn nên lấy khăn hoặc tấm vải thấm nước (tận dụng nước uống có sẵn gần đấy) che kín miệng và mũi. 

 

Mặt nạ chống khói TZL30 mẫu 2

Cần trang bị Mặt Nạ Chống Khói PCCC TZL30 trong mỗi gia đình

Lúc này, chiếc khăn sẽ trở thành chiếc mặt nạ phòng độc, giúp bạn lọc không khí và thở dễ dàng hơn. Tránh xa những không gian gây ngạt như phòng kín và các địa điểm có thể gây nổ như bình gas, tủ lạnh, máy lạnh…

 

Kỹ năng 6: Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp khi di chuyển

Lý do là khói độc từ đám cháy thường nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên cao và oxi sẽ nằm phần thấp sát sàn nhà. Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

 

Kỹ năng 7: Chú ý khi chạy thoát hiểm

Khi ngoài cửa căn hộ đã bị lửa bao vây không thể thoát ra ngoài, nên nhanh chóng thoát ra chỗ thoáng như ban công, sân thượng; dùng các thiết bị chuyên dụng để thoát hiểm; tuyệt đối không nhảy từ cửa sổ, ban công trên cao xuống

Hãy tìm hiểu trước lối kiến trúc của toàn nhà khi bạn sống và làm việc ở đó để vạch ra đường thoát hiểm tối ưu khi xảy ra sự cố. Khi chạy ra ngoài bạn hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng khi mù mịt lửa và khói, đồng thời cũng để tránh bị xô ngã bởi dòng người đang náo loạn. 

Chú ý chỉ trèo ra ngoài cửa sổ và nhảy xuống khi thực sự an toàn hoặc có người trợ giúp bên ngoài. Khi di chuyển trong đám cháy bạn nên hạ thấp người xuống hoặc bò để tránh bị ngạt

- Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể.

- Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn.

- Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào.

- Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn

- Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối, khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt hay chăn.

 

Kỹ năng 8: kỹ năng kêu cứu, báo động cứu hộ

Hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu khi có đám cháy bạn không thể có cách thoát hiểm ra ngoài bằng lối thoát hiểm thông thường thì hãy ghé cửa sổ lớn, ban công ra tín hiệu kêu cứu. 

Đồng thời, gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114. Đây là đường dây khẩn cấp không mất tiền. Mọi công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ đã được nhà nước chi trả, người dân không phải mất một khoản chi phí nào.

 

Kỹ năng 9: Kỹ năng mở cửa 

Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở - mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa. 

Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chẳn rằng nó đã được đóng chặt. Bạn có thể thoát ra từ cửa sổ, ban công hay nhảy qua mái nhà bên cạnh. Để tránh tạm thời và chờ đội cứu hộ đến. Tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở do không gian nhỏ hẹp không có oxi

 

Kỹ năng 10: Kỹ năng thoát hiểm

Nếu quần áo của bạn bị cháy đừng chạy nhanh vòng vòng, gió sẽ làm lửa trên quần áo bùng mạnh hơn, hãy nằm xuống lăn qua lăn lại ,việc này giúp giảm bề mặt tiếp xúc lửa vs oxi, dùng áo khoát, chăn dập lửa

Tuyệt đốt không nhảy xuống hồ bơi, hồ nước vì có thể nhiệt độ của hồ bơi đã bị sức nóng của đám cháy làm tăng cao trước đó mà bạn không biết, nếu nhảy xuống nước nóng sẽ làm phỏng cơ thể rất nguy hiểm.

 

Kỹ năng 11: Kỹ năng bảo vệ bản thân khi không thể thoát ra ngoài

Hãy chọn một phòng có cửa sổ để đội cứu hộ tiện giúp đỡ ra hiệu lệnh cho bạn.

Ngăn khói tràn vào phòng bằng cách dùng áo, khăn mền nhúng nước chèn kín khe hở của cửa không để khói độc tràn vào.dùng mảnh quần áo  hay khăn mặt nhúng ướt đặt nó lên miệng mũi. Không núp dưới gần giường khí có hỏa hoạn việc này sẽ làm đội cứu hộ khó tìm thấy bạn

 

Kỹ năng 12: Hợp tác với đội cứu hộ

Hãy bình tĩnh và làm theo chỉ dẫn của đội cứu hộ, lực lượng cảnh sát, đặc biệt nếu bạn bị kẹt ở khu trung tâm thương mại, siêu thị , những nơi đông người hãy chú ý bảng exit đi theo lối có bảng chỉ dẫn sẽ giúp bạn thoát thân an toàn nhất, chú ý không đi lối thang máy. Việc ngắt điện đột ngột sẽ gây nguy hiểm khi bạn bị mắc kẹt trong thang máy.

Ngoài ra, hệ thống cửa thang máy rất hiếm khi được trang bị loại cửa chống cháy (vì đây là một optional khá tốn kém) mà nếu có cửa chống cháy thì cũng chỉ chịu được một khoảng thời gian với nền nhiệt độ nhất định. Thêm nữa, một số thang máy được cài đặt một chế một để ứng phó với tình huống cháy đó là cảm biến cháy được kết nối với hệ thống điều khiển của thang, khi cảm biến được kích hoạt thì cabin sẽ tự động chạy về một tầng nào đó đã được lập trình sẳn và thường là tầng 1.

Trong trường hợp tầng 1 là một trong những tầng cháy mạnh nhất mà thang lại tự động chạy về tầng 1 khi đó hậu quả sẽ cực kỳ thảm khốc nếu trong cabin thang máy có người.

 

Kỹ năng 13: Trang bị đồ bảo hộ

Hãy trang bị sẵn bình chữa cháy, béc phun nước chữa cháy cảm biến, chăn thủy tinh dập lửa, thang dây thoát hiểm, dây đai thoát hiểm và mặt nạ phòng khói độc để bảo vệ bản thân khi xảy ra hỏa hoạn

 

Thiết Bị Thoát Hiểm Nhà Cao Tầng 6 Món: Dây An Toàn Bán Thân, Móc An Toàn, Móc Số 8, Còi Cứu Hộ, Găng Tay, Dây Cáp 10-40m

Thiết Bị Thoát Hiểm Nhà Cao Tầng 6 Món

Với những chia sẽ trên, Bảo hộ Garan hy vọng sẽ giúp các bạn có đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản để bảo vệ bản thân và gia đình của mình!

 

Trang bị thiết bị thoát hiểm khi có cháy: tại đây!

 

III. GARAN Chuyên Phân Phối Các Thiết Bị Phòng Cháy Chữa Cháy Sau:

 

- Bảo hộ Garan chuyên cung cấp các vật tư phòng cháy chữa cháy


- Bình chữa cháy chính hãng có tem kiểm định


- Nhập khẩu và cung cấp đồ bảo hộ lao động, quần áo chữa cháy theo THÔNG TƯ 48…


- Thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy, hệ thống báo cháy, bình chữa cháy giá rẻ, đầu báo cháy..


- Thiết bị thu sét, thiết bị chống sét, vật tư chữa cháy…


- Thiết bị thoát hiểm, bộ dụng cụ thoát hiểm theo tiêu chuẩn VN

--------------------------------------------------------------------------------------

 Cửa hàng mua trực tiếp tại số 159/15 Đào Duy Anh, Phường 9, Phú Nhuận, HCM

 Hotline mua hàng: 0938 077 168 (Ms.Thúy) - 0396 000 168 (Ms.Vân) - 0386 852 168 (Ms.Giang) - 0376 966 168 (Ms.Nhung)

 CẦN MUA ĐỒ BẢO HỘ LAO ĐỘNG - GÕ NGAY GARAN.VN 

 

Xem thêm: 15 Biện Pháp An Toàn Điện Khi Sử Dụng Điện

LQA
bình luận trên bài viết “13 Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Gặp Hỏa Hoạn Bạn Cần Phải Có

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục