Găng tay chịu nhiệt, găng tay chống cháy đều là thiết bị bảo hộ lao động ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Về cơ bản đều là loại găng tay thiết kế để bảo vệ người lao động trong môi trường nhiệt độ cao. Tuy nhiên bản chất của 2 loại găng tay này có mục đích, chất liệu và đặc tính khác nhau. Vì vậy mà không ít người đau đầu vì chưa biết nên chọn sử dụng loại nào cho phù hợp.
Trong bài viết này, GA RAN sẽ cùng bạn vén màn sự khác nhau giữa hai loại găng này, theo đó là những gợi ý và lời khuyên để bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một đôi găng tay phù hợp nhất,
1. Định Nghĩa Về Găng Tay Chịu Nhiệt Và Găng Tay Chống Cháy
Găng tay chống cháy bảo vệ đôi tay trước nguy cơ cháy nổ, tiếp xúc lửa
Điểm khác nhau giữa bao tay chống cháy và găng tay chịu nhiệt là gì? Để có được câu trả lời thì bắt buộc phải hiểu rõ định nghĩa của 2 loại găng tay bảo hộ này.
- Găng tay cách nhiệt, chịu nhiệt: Đúng như tên gọi là loại găng tay được thiết kế để chịu được mức nhiệt độ cao. Nhờ đó bảo vệ đôi tay người lao động tránh bị tổn thương do tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao. Đây là loại găng tay được sử dụng bởi các kỹ thuật viên, kỹ sư, công nhân nhà máy, công nghiệp thực phẩm, lính cứu hỏa,...
- Găng tay chống cháy: Loại găng tay bảo vệ người lao động tránh khỏi các yếu tố nguy hiểm như cháy nổ, tiếp xúc lửa. Chất liệu chống cháy chịu được mức nhiệt cao, hạn chế bỏng hoặc bắt lửa. Hiện loại găng tay này sử dụng trong môi trường không khí nóng, tiếp xúc nhiều với lửa. Ví dụ như ngành luyện kim, hàn xì, thổi thủy tinh,...
Có thể thấy găng tay chống cháy và chịu nhiệt đều bảo vệ người lao động trước các nguy cơ từ môi trường làm việc. Lựa chọn loại găng tay phù hợp môi trường và yêu cầu công việc là điều cần thiết. Bởi nó sẽ đảm bảo an toàn cho người lao động đồng thời nâng cao hiệu suất làm việc.
2. Phân Biệt Điểm Khác Nhau Giữa Găng Tay Chịu Nhiệt Và Găng Tay Chống Cháy
Nếu mới tìm hiểu thì nhiều người sẽ cảm thấy cả 2 loại găng tay bảo hộ này giống nhau. Bản chất vẫn là bảo vệ tay người lao động trong môi trường nhiệt độ cao tránh bị tổn thương. Nhưng thực tế nếu đi sâu vào từng yếu tố như mục đích, vật liệu, đặc tính… sẽ có nhiều sự khác biệt.
2.1. Mục đích sử dụng của găng tay chống cháy và găng tay chịu nhiệt
Để phân biệt rõ 2 loại găng tay bảo hộ này cần xác định mục đích sử dụng cụ thể.
Găng tay chống cháy
- Bản chất của loại găng tay này là bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ cháy nổ, tác nhân gây cháy. Môi trường làm việc có nhiều nguy hiểm do liên quan đến lửa.
- Bảo vệ người lao động khỏi sự nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp với lửa, nguồn nhiệt cao. Những môi trường đặc thù như ngành cứu hỏa, hàn xì, luyện kim,…
- Khả năng chịu được nhiệt độ cao với các chất liệu chống cháy tốt bảo vệ người lao động tránh bị thương.
Bao tay chống nóng, chống cháy nhờ chất liệu chịu lửa tốt đảm bảo an toàn sử dụng. Bên trong có lớp lót vừa cách nhiệt lại tạo cảm giác thoải mái. Vì vậy, dù đeo làm việc thời gian dài vẫn được bảo vệ một cách dễ chịu. Đặc tính chịu được mức nhiệt độ cao, độ bền tốt dù tiếp xúc với lửa thời gian dài.
Găng tay chịu nhiệt
Bao tay chịu nhiệt bảo vệ đôi tay tránh bị tổn thương do tiếp xúc bề mặt nóng
- Loại găng tay này sử dụng để bảo vệ tay tránh tổn thương do tiếp xúc bề mặt nóng. Vì thế thường được dùng trong các ngành công nghiệp, môi trường nhiệt độ cao.
- Khả năng cách nhiệt tốt bảo vệ đôi tay khỏi tác hại từ nhiệt độ cao, cảm giác thoải mái lúc làm việc. Đặc biệt phù hợp sử dụng trong những công việc yêu cầu thao tác liên tục, chuẩn xác.
Đây là găng tay bảo hộ hay được dùng trong nhà máy sản xuất nơi có các thiết bị hoạt động nhiệt độ cao. Bếp công nghiệp, lò nung, sản xuất, gia công kim loại, làm việc với máy móc và dụng cụ nóng.
Vậy bao tay chống nhiệt cách nhiệt hiệu quả giúp bảo vệ đôi tay khỏi tổn thương vì nhiệt độ cao. Tính năng chịu được mức nhiệt lớn đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Bên trong cũng thường có lớp lót mềm mại đảm bảo sự thoải mái, tăng khả năng cách nhiệt.
2.2. Chất liệu sản xuất găng tay chịu nhiệt và găng tay chống cháy
Bao tay chống cháy chịu lửa tốt, cách nhiệt cao đảm bảo an toàn
Găng tay chống nóng và bao tay chịu nhiệt cũng có sự khác biệt về chất liệu chế tạo.
Bao tay chịu nhiệt:
Chất liệu có khả năng chịu nhiệt như sợi thủy tinh, silicone, sợi aramid, da, kim loại (nhôm, thép không gỉ...), bên cạnh đó là một số vật liệu khác phủ thêm chất cách nhiệt để tăng hiệu quả chịu nhiệt. Nhìn chung các chất liệu này phải chịu được nhiệt độ cao, không bị tổn thương hay dễ cháy.
Găng tay chống nóng, chống cháy:
Chất liệu chủ yếu là các sợi như Nomex, Kevlar, amiang, sợi thủy tinh hoặc sợi chống cháy khác. Ngoài ra còn được phủ lớp cao su hoặc nhôm giúp ngăn cản sự dẫn nhiệt, bắt cháy. Loại găng tay này dùng chất liệu chịu nhiệt cao, khó cháy nên dù tiếp xúc lửa vẫn an toàn.
Chất liệu sản xuất bao tay chống nóng và chịu nhiệt khác nhau với những đặc tính riêng. Điểm chung của cả 2 chính là có khả năng chịu nhiệt cao, cách nhiệt tốt và thao tác dễ dàng. Tuy nhiên, bao tay chịu nhiệt không có khả năng chống cháy, trừ một số loại phủ thêm lớp chống cháy bên ngoài như một tính năng hỗ trợ.
2.3. Ứng dụng của găng tay chịu nhiệt và găng tay chống cháy
Bao tay cách nhiệt và găng tay chống cháy có ứng dụng như thế nào?
Bao tay chống cháy:
Loại găng tay này thường được sử dụng bởi nhân viên cứu hỏa. Vì họ thường xuyên đối mặt với các tình huống nguy hiểm liên quan đến lửa. Đôi găng tay giúp ngăn ngừa bỏng và vết thương do lửa gây ra đảm bảo an toàn khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, công nhân trong ngành công nghiệp hóa chất cũng dùng găng tay này, nó giúp đề phòng tai nạn lao động vì môi trường làm việc liên quan tới nhiều loại hóa chất dễ cháy nguy hiểm.
Bao tay chịu nhiệt:
Loại này thì đa năng hơn có thể sử dụng trong nấu nướng (bếp công nghiệp, nhà hàng…). Ngoài ra có thể sử dụng trong nhà máy sản xuất có thiết bị hoạt động nhiệt độ cao hoặc những công việc liên quan đến lò nung, xử lý vật liệu ở mức nhiệt lớn. Các xưởng cơ khí, hàn xì, gia công kim loại thường tiếp xúc bề mặt nóng cũng cần sử dụng.
3. Nên Chọn Găng Tay Chống Cháy Hay Găng Tay Chịu Nhiệt Và Vì Sao?
Dựa vào những điểm khác biệt trên liệu bạn có thể chọn được nên sử dụng loại găng tay bảo hộ nào? Thực tế để chọn đúng loại găng tay bảo đảm an toàn lao động thì cần dựa vào những yếu tố sau.
3.1. Tính chất công việc, nguy cơ tai nạn
Găng tay chịu nhiệt sử dụng trong môi trường nhiệt độ cao, bề mặt thiết bị nóng
Hãy xem xét tính chất công việc và nguy cơ có thể xảy ra để chọn đúng loại găng tay bảo hộ.
- Găng tay chống cháy: Công việc thường xuyên đối mặt với nguy cơ cháy nổ, tiếp xúc trực tiếp lửa. Ví dụ ngành cứu hỏa, xử lý hóa chất nguy hiểm, môi trường tiếp xúc lửa như công nhân, kỹ thuật viên nhà máy, đầu bếp, làm việc với lò nướng, luyện gang thép…. Lúc này chọn bao tay chống cháy, chống nóng sẽ bảo vệ tối đa khỏi tổn thương do lửa hoặc cháy nổ.
- Găng tay chịu nhiệt độ cao: Tính chất công việc tiếp xúc thường xuyên với những bề mặt nóng sẽ phù hợp để chọn loại găng tay này. Cụ thể như ngành sản xuất công nghiệp, hàn xì, cơ khí, sản xuất thủy tinh, rèn đúc kim loại…. Vì loại găng tay này mới đủ khả năng cách nhiệt, ngăn ngừa vết bỏng khi tiếp xúc nhiệt độ cao.
3.2. Lựa chọn chất liệu có khả năng bảo vệ phù hợp công việc
- Găng tay chống cháy thường làm từ sợi Aramid, Nomex, Kevlar có khả năng chống cháy và chịu ăn mòn cao. Những chất liệu này rất phù hợp sử dụng trong môi trường tiếp xúc với lửa thường xuyên.
- Bao tay chịu nhiệt: Một số chất liệu nên ưu tiên như sợi thủy tinh, silicone, kim loại không gỉ. Đây là các chất liệu có khả năng chịu được mức nhiệt độ cao bảo đảm an toàn cho đôi tay.
3.3. Độ bền, tuổi thọ của loại găng tay bảo hộ lao động
Việc nên chọn găng tay chịu nhiệt hay găng tay chống cháy cũng tùy thuộc vào yêu cầu về độ bền sử dụng. Thông thường găng tay chống cháy sẽ có độ bền tốt hơn trong những tình huống liên quan đến lửa, cháy nổ. Vì thiết kế, chất liệu của nó là để chịu được mức nhiệt độ cao và cả chống cháy. Do đó sẽ bảo vệ rất tốt đôi tay người dùng trong tình huống tiếp xúc trực tiếp lửa trong thời gian ngắn.
Găng tay chịu nhiệt thì sẽ bền hơn ở môi trường nhiệt độ cao chứ không bắt buộc phải có lửa. Bởi vì tính chất của găng tay này là bảo vệ người dùng trong việc xử lý các vật nóng hoặc môi trường nhiệt độ quá cao. Ngoài ra bao tay chịu nhiệt độ cao nhưng không bắt buộc phải chống cháy tốt. Nó bảo vệ tốt nhất cho tay người dùng trong tình huống tiếp xúc trực tiếp bề mặt nóng trong thời gian ngắn.
3.4. Tính linh hoạt, cảm giác thoải mái khi sử dụng
Tính linh hoạt của bao tay chịu nhiệt tốt hơn, thoải mái khi đeo
Bao tay chịu nhiệt mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn dù sử dụng thời gian dài. Thiết kế cũng linh hoạt, thao tác dễ dàng phù hợp với những công việc cần sự khéo léo, chính xác. Trong khi đó găng tay chống cháy bảo vệ tốt trong môi trường tiếp xúc lửa nên cần thiết kế dày và cứng. Bởi thế những mẫu bao tay chống cháy thường không mang đến cảm giác thoải mái, thiếu sự linh hoạt.
3.5. Kết luận nên lựa chọn loại găng tay nào?
Tóm lại thì tùy thuộc vào tính chất công việc và nhu cầu cá nhân mà lựa chọn găng tay bảo hộ. Tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với lửa, có khả năng cháy nổ cao thì chắc chắn chọn bao tay chống cháy. Nhưng nếu chỉ tiếp xúc bề mặt hoặc máy móc nóng, nhiệt độ cao không có nguy cơ lửa thì chọn bao tay chịu nhiệt.
Ngoài việc chọn đúng loại găng tay bảo hộ thì còn phải chú ý đến yếu tố chất lượng sản phẩm. Bạn cần đảm bảo chọn đúng loại găng tay đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn. Đồng thời hãy chắc chắn găng tay đã qua kiểm tra, phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất là ưu tiên các thương hiệu uy tín. Một số gợi ý như sau: găng tay chịu nhiệt 3m, găng tay chịu nhiệt Castong, găng tay chống cháy KT Việt Nam….
Việc lựa chọn găng tay chịu nhiệt hay găng tay chống cháy phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Tính chất công việc, nguy cơ tai nạn, độ bền sử dụng, chất liệu, tính linh hoạt…. Vì thế cần phải hiểu rõ nhu cầu sử dụng và các vấn đề có thể xảy ra trong công việc. Nếu cảm thấy không tự tin thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia về bảo hộ lao động. Như vậy sẽ có được sự lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn công việc về sau.