Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Ngày: 08/01/2024 lúc 09:54AM

Tiêu chuẩn giày bảo hộ là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, đặc biệt trong các môi trường lao động nguy hiểm như xây dựng, cơ khí, điện, hóa chất. Các tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới bao gồm EN ISO 20345 (Châu Âu), ASTM F2413 (Mỹ), AS/NZS 2210.3 (Úc), và CSA Z195 (Canada), trong đó EN ISO 20345 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất với các mức bảo vệ từ S1 đến S5. Tiêu chuẩn giày bảo hộ quy định các yêu cầu về độ bền, khả năng chống va đập, chống trượt, chống xuyên thủng, cách điện và chống hóa chất. Khi lựa chọn giày bảo hộ, người dùng cần chú ý đến các ký hiệu tiêu chuẩn in trên sản phẩm để đảm bảo phù hợp với nhu cầu công việc. Thương hiệu Garan là một trong những đơn vị cung cấp giày bảo hộ đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn cho người lao động.

1. Các tiêu chuẩn giày bảo hộ phổ biến nhất hiện nay

Các tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động giữ một vai trò cực kỳ quan trọng bởi đó không chỉ là bằng chứng cho thấy đôi giày đó đã đáp ứng các yêu cầu bảo hộ cơ bản, mà còn là nền tảng để đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Chính vì điều này mà mỗi quốc gia trên thế giới, từ những cường quốc công nghiệp đến những quốc gia đang phát triển, đều đã xây dựng bộ tiêu chuẩn an toàn riêng biệt cho giày bảo hộ. Những tiêu chuẩn chất lượng giày bảo hộ lao động này không chỉ phản ánh đặc thù của môi trường làm việc ở các nước sở tại mà còn thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và an toàn của người lao động nước nhà.

1.1. Tiêu chuẩn Châu Âu (EN ISO 20345)

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Hệ thống tiêu chuẩn EN ISO 20345:2022

 

EN ISO 20345 là tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất về giày bảo hộ, hiện được áp dụng tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Phiên bản mới nhất là EN ISO 20345:2022, cập nhật các yêu cầu kỹ thuật hiện đại hơn so với bản cũ năm 2011.

- Mũi giày bảo hộ: Chịu được lực va đập 200J và lực nén 15.000N.

- Chống trượt: Đáp ứng yêu cầu trượt trên gạch men có glycerin (SR).

- Chống đâm xuyên: Đạt lực tối thiểu 1.100N (phân biệt đế kim loại - P và phi kim - PL/PS).

- Chống tĩnh điện: Điện trở từ 0,1 đến 1.000 MΩ (A).

- Chống nhiệt: Đế chịu được 300°C trong 60 giây (HRO).

- Chống thấm: WR – chống nước toàn phần; WPA – chống thấm phần thân trên.

- Cách nhiệt: CI (lạnh), HI (nóng).

- Kháng dầu: FO – chống dầu và nhiên liệu.

 

Các tính năng bổ sung:

- Bảo vệ mu bàn chân (M), cổ chân (AN).

- Chống cắt (CR), mũi giày chống mài mòn (SC), bám thang (LG).

 

Giải thích các cấp độ an toàn và ký hiệu tiêu chuẩn của EN ISO 20345:

 

CLASS 1: Đối với giày bảo hộ làm từ da, vải hoặc vật liệu tổng hợp

Cấp độ

Chức năng

SB

Chống dập ngón, chống trơn trượt.

S1

Chống dập ngón, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực

S1P

S1 Tích hợp đế lót kim loại chống đâm xuyên

S1PS

S1 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh nhỏ 3mm

S1PL

S1 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh lớn 4mm

S2

Chống dập ngón, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực, kháng nước WPA.

S3

Chống dập ngón, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực, kháng nước WPA, đế giày có rãnh sâu tới 2.5mm, đế lót kim loại chống đâm xuyên.

S3S

S3 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh nhỏ 3mm.

S3L

S3 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh lớn 4mm.

S6

Chống dập ngón, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực, kháng nước WPA, chống thấm nước WR.

S7

Chống va đập ngón chân, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực, kháng nước WPA, chống thấm nước WR, đế giày có rãnh sâu tới 2.5mm, đế lót kim loại chống đâm xuyên.

S7S

S7 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh lớn 4mm.

S7L

S7 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh lớn 4mm.

Bảng giải thích chức năng cùng các cấp độ tiêu chuẩn đối với Class 1

 

CLASS 2: Đối với giày bảo hộ làm từ cao su hoặc vật liệu polymer

Cấp độ

Chức năng

SB

Chống dập ngón, chống trơn trượt.

S4

Chống dập ngón, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực, chống thấm nước WR

S5

Chống dập ngón, chống trơn trượt, gót giày khép kín, chống tĩnh điện, hấp thụ lực, chống thấm nước WR, đế giày có rãnh sâu tới 2.5mm, đế lót kim loại chống đâm xuyên

S5S

S5 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh nhỏ 3mm

S5L

S5 Tích hợp đế lót phi kim loại chống đâm xuyên dành cho đinh lớn 4mm

Bảng giải thích chức năng cùng các cấp độ tiêu chuẩn đối với Class 2

1.2. Tiêu chuẩn Mỹ (ASTM F2413)

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Tiêu chuẩn Mỹ (ASTM F2413)

 

Vào năm 2005, hiệp hội thử nghiệm và Vật liệu Hòa Kỳ đã công bố hai tiêu chuẩn ASTM mới thay thế cho tiêu chuẩn ANSI, đó là:

- ASTM F2413 là yêu cầu về hiệu suất

- ASTM F2412 là yêu cầu về phương pháp kiểm tra bảo vệ chân

 

Hiện nay,  tiêu chuẩn ASTM đang được sử dụng phổ biến tại Mỹ và Canada với các yêu cầu về thiết kế, cấu tạo, tính năng bảo vệ của giày bảo hộ, bao gồm:

- Mũi giày chống dập ngón: chịu lực va đập lên đến 75J.

- Đế giày chống trượt: chịu được lực kéo 100N trên bề mặt ướt và có dầu.

- Chống đâm xuyên: chịu được lực đâm xuyên 1000N.

- Chống cắt: chịu được lực cắt 20J.

 

So sánh Tổng quan giữa tiêu chuẩn EN ISO 20345 và ASTM F2413

Tiêu chí

EN ISO 20345

ASTM F2413

Tổ chức ban hành

ISO & CEN (Châu Âu & Quốc tế)

ASTM International (Hoa Kỳ)

Phạm vi áp dụng

Chủ yếu tại Châu Âu, nhưng đang mở rộng toàn cầu

Chủ yếu tại Hoa Kỳ, cũng được áp dụng quốc tế

Yêu cầu an toàn chính

Chống va đập (200J), nén, trượt, chống tĩnh điện, cách nhiệt, kháng dầu, kháng nước

Chống va đập (I/75), nén (C/75), tĩnh điện (SD), điện giật (EH), đâm xuyên (PR)

Tiêu chí kiểm định

Kiểm tra lực va đập, nén, trượt, độ bền vật liệu

Kiểm tra bổ sung: chống hóa chất, đâm xuyên, an toàn điện

Môi trường làm việc phù hợp

Xây dựng, công trình, vận tải, cơ khí – môi trường có rủi ro cơ bản

Công nghiệp nặng, điện lực, hóa chất – môi trường có rủi ro cao hơn

Các phân loại phổ biến

SB, S1, S1P, S2, S3, S6, S7

I/75, C/75, Mt/75, PR, EH, SD

Bảng so sánh giữa 2 tiêu chuẩn EN ISO 20345 và ASTM F2413

 

→ Xem thêm: So sánh chi tiết tiêu chuẩn EN ISO 20345 và ASTM F2413

1.3. Tiêu chuẩn Australia/New Zealand AS/NZS 2210.3

Australia/New Zealand AS/NZS 2210.3 là một tiêu chuẩn an toàn lao động quy định các yêu cầu đối với giày bảo hộ lao động. Tiêu chuẩn giày bảo hộ này được phát triển bởi Ủy ban Kỹ thuật Chung SF/3, giày bảo hộ lao động của Australia và New Zealand.

 

Tiêu chuẩn AS/NZS 2210.3 bao gồm các yêu cầu về:

- Chất liệu và cấu tạo của giày bảo hộ lao động

- Các tính năng bảo vệ của giày bảo hộ lao động, bao gồm: Chống va đập, chống dập ngón chân, chống trơn trượt, cách điện, chống hóa chất, chịu nhiệt, chống cháy

- Yêu cầu về thử nghiệm và đánh giá giày bảo hộ lao động

1.4. Tiêu chuẩn Nhật bản JIS T8101

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Tiêu chuẩn nhật bản JIS T8101

 

Tiêu chuẩn JIS T8101 là tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản về giày bảo hộ lao động. Tiêu chuẩn giày bảo hộ này quy định các yêu cầu về chất lượng, độ bền và khả năng bảo vệ của giày bảo hộ lao động, bao gồm:

- Khả năng chống nén: Giày bảo hộ phải có khả năng chịu được lực nén lên ngón chân tối thiểu là 1100N.

- Khả năng chống xuyên thủng: Giày bảo hộ phải có khả năng ngăn chặn các vật sắc nhọn xuyên qua đế giày, với lực tối thiểu là 1100N.

- Khả năng chống trơn trượt: Giày bảo hộ phải có khả năng chống trơn trượt trên các bề mặt ẩm ướt, với lực tối thiểu là 0,16.

- Khả năng chống thấm nước: Giày bảo hộ phải có khả năng chống thấm nước, với độ thấm nước tối đa là 1000mm/h.

- Khả năng chống tĩnh điện: Giày bảo hộ phải có khả năng chống tĩnh điện, với điện trở bề mặt tối đa là 100000Ω.

1.5. Tiêu chuẩn Singapore SS 513

Singapore đã công nhận tầm quan trọng của giày bảo hộ lao động và đó cũng là lý do tiêu chuẩn SS 513 ra đời. Thông số kỹ thuật của tiêu chuẩn an toàn giày bảo hộ này đảm bảo rằng giày bảo hộ lao động tuân thủ quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng trước khi được đưa ra thị trường.

 

Trong lần cập nhật mới nhất là vào năm 2011, tiêu chuẩn SS 513 đã được chia làm 2 phần, tương ứng với 2 tiêu chuẩn Châu Âu, đó là:

- SS 513-1: Tương đương với tiêu chuẩn EN ISO 20345, tiêu chuẩn an toàn đối với giày bảo hộ lao động.

- SS 513-2: Tương đương với tiêu chuẩn EN ISO 20344, phương pháp thử nghiệm độ an toàn trên tất cả các loại giày dép.

2. Ý nghĩa của việc giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn

2.1. Giày bảo hộ đạt chuẩn là gì?

Giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn là loại giày được sản xuất và kiểm định theo các tiêu chuẩn an toàn quốc tế hoặc quốc gia, trong đó phổ biến nhất là tiêu chuẩn EN ISO 20345. Đây là tiêu chuẩn giày bảo hộ quy định các yêu cầu cơ bản và bổ sung đối với giày bảo hộ như khả năng chịu va đập, chống đâm xuyên, chống 
trượt, khả năng
chống thấm nước, chống tĩnh điện, chịu nhiệt, v.v.

2.2. Ý nghĩa của việc giày bảo hộ đạt tiêu chuẩn

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Giày bảo hộ đạt chuẩn giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng

 

Bảo vệ an toàn tối đa cho người lao động:

Tiêu chuẩn giày bảo hộ EN ISO 20345:2011 (hoặc bản mới nhất 2022+A1:2024) được thiết kế để bảo vệ chân khỏi nhiều mối nguy hiểm:

- Va đập mạnh: Mũi giày chịu được lực va đập đến 200J.

- Đâm xuyên: Đế chống đinh chịu lực xuyên đến 1.100 N.

- Trơn trượt: Đế giày chống trượt trên nhiều loại bề mặt.

- Hóa chất, điện, nhiệt: Một số loại giày có khả năng chống hóa chất, cách điện hoặc chịu nhiệt đến 300°C (HRO).

 

Tuân thủ quy định pháp luật về an toàn lao động:

Việc sử dụng giày bảo hộ đạt chuẩn là yêu cầu bắt buộc theo nhiều quy định an toàn lao động, chẳng hạn như Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH. Những quy định này không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro pháp lý như bị phạt hành chính, đình chỉ hoạt động hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Ngoài ra, việc tuân thủ đúng các tiêu chuẩn an toàn còn góp phần xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp chuyên nghiệp, có trách nhiệm với xã hội, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

 

Nâng cao năng suất và sự tự tin cho người lao động:

Một đôi giày bảo hộ chất lượng không chỉ bảo vệ đôi chân mà còn mang lại sự thoải mái suốt cả ngày làm việc. Khi người lao động không phải lo lắng về các nguy cơ như trượt ngã, dẫm phải vật sắc nhọn hay tiếp xúc với hóa chất, họ có thể tập trung tối đa vào công việc, từ đó cải thiện hiệu suất. Ngoài ra, việc được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ còn giúp họ cảm thấy được quan tâm, từ đó tăng thêm động lực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

 

Giảm thiểu chi phí phát sinh do tai nạn lao động:

Chấn thương ở chân là một trong những tai nạn phổ biến tại nơi làm việc, đặc biệt trong các ngành như xây dựng, cơ khí hay công nghiệp hóa chất. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 93.000 ca chấn thương chân mỗi năm gây mất ngày công (Safety & Health Magazine, 2022). Những sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà còn kéo theo nhiều hệ lụy về tài chính như chi phí y tế, bồi thường, đào tạo nhân sự thay thế và giảm năng suất chung. Đầu tư vào giày bảo hộ chất lượng là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất lớn hơn trong dài hạn.

 

Bảo vệ sức khỏe lâu dài cho người lao động:

Ngoài việc ngăn ngừa chấn thương tức thời, giày bảo hộ còn giúp giảm thiểu các vấn đề sức khỏe mãn tính như đau khớp, thoái hóa cột sống do đứng làm việc lâu trong tư thế không thoải mái. Những đôi giày được thiết kế với đệm êm, hỗ trợ vòm chân và chống mỏi sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, đồng thời giảm tỷ lệ nghỉ việc do bệnh nghề nghiệp. 

3. Hướng dẫn lựa chọn giày bảo hộ theo tiêu chuẩn và môi trường làm việc

3.1. Môi trường làm việc tiềm ẩn các nguy cơ không an toàn 

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Nguy cơ sụp bê tông tại công trường

 

Mỗi ngành nghề có những rủi ro riêng, vì vậy việc xác định đúng các yếu tố nguy hiểm là bước đầu tiên và quan trọng nhất:

- Va đập mạnh: thường gặp ở công trường, nhà máy cơ khí.

- Đâm xuyên: từ đinh, mảnh sắt, kính vỡ: phổ biến ở công trình, xưởng gỗ.

- Trơn trượt: do nước, dầu mỡ: xuất hiện trong nhà hàng, kho hàng, nhà máy chế biến.

- Hóa chất: axit, dung môi:  xuất hiện ở nhà máy hóa chất, xưởng sơn.

- Điện giật hoặc phóng tĩnh điện: trong ngành điện, điện tử, phòng sạch.

- Nhiệt độ cao: trong ngành luyện kim, lò hơi, hàn cắt.

 

Việc đánh giá rủi ro kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp chọn đúng loại giày bảo hộ phù hợp, tránh đầu tư sai hoặc thiếu hiệu quả.

3.2. Đối chiếu và lựa chọn cấp độ bảo vệ phù hợp

Việc lựa chọn giày bảo hộ cần dựa vào các mối nguy trong môi trường làm việc cụ thể. Dưới đây là hướng dẫn lựa chọn cấp độ bảo vệ dựa trên tiêu chuẩn EN ISO 20345:

- Nếu bạn chỉ cần khả năng bảo hộ cơ bản: Lựa chọn giày đạt tiêu chuẩn SB. Đây là loại giày có mũi bảo hộ chịu được lực va đập đến 200J, phù hợp cho những môi trường ít nguy hiểm như văn phòng kỹ thuật hoặc khu vực kho nhẹ.

- Nếu bạn cần giày có khả năng chống tĩnh điện: Hãy chọn giày từ cấp độ S1 trở lên (bao gồm S1, S1P, S2, S3...), thích hợp cho môi trường làm việc với thiết bị điện tử, dễ phát sinh tĩnh điện.

- Nếu bạn làm việc trong môi trường có nguy cơ bị đâm xuyên: Các dòng giày như S1P, S1PS, S1PL, S3, S3S, S3L, S5, S5S, S5L là lựa chọn thích hợp. Chúng được trang bị thêm lớp lót chống đâm xuyên, giúp bảo vệ bàn chân khỏi các vật nhọn như đinh, mảnh kim loại.

- Nếu bạn làm việc trong môi trường ẩm ướt, cần giày có khả năng kháng nước hoặc chống thấm hoàn toàn: Nên chọn giày từ cấp độ S2 trở lên. Đặc biệt, các dòng có ký hiệu WR (Waterproof) đảm bảo khả năng chống thấm nước toàn phần, phù hợp với ngành thực phẩm, môi trường ngoài trời hoặc khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước.

- Nếu bạn cần giày phi kim loại (non-metallic), phù hợp cho môi trường kiểm soát điện từ hoặc yêu cầu không có kim loại: lựa chọn các dòng giày sử dụng mũi composite hoặc nano carbon, lót chống đâm xuyên bằng vải không dệt Aramid như S1PS, S3S, S3L, S5S, S5L. Chúng vẫn đảm bảo tính năng bảo hộ mà không sử dụng bất kỳ chi tiết kim loại nào.

3.3. Lựa chọn giày với chức năng bổ sung phù hợp

Ngoài các cấp độ bảo hộ cơ bản, giày bảo hộ còn có những ký hiệu bổ sung thể hiện tính năng đặc biệt, phù hợp với từng môi trường làm việc chuyên biệt:

- SRC: Khả năng chống trượt trên bề mặt gạch men và thép có dầu, giúp giảm nguy cơ té ngã tại nơi làm việc.

- HRO: Đế giày có khả năng chịu nhiệt cao lên đến 300°C, thường dùng trong ngành luyện kim, hàn xì hoặc cơ khí nặng.

- CI / HI: Tính năng cách nhiệt chống lạnh (CI) hoặc chống nóng (HI), lý tưởng cho kho lạnh, lò nhiệt hoặc nhà máy chế biến nhiệt cao.

- FO: Đế giày kháng dầu và nhiên liệu, phù hợp với nhà máy cơ khí, hóa chất hoặc khu vực thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ.

- ESD / EH: Giày có khả năng chống tĩnh điện (ESD) hoặc chống rò điện (EH), bảo vệ an toàn cho người lao động trong môi trường có thiết bị điện hoặc yêu cầu kiểm soát tĩnh điện nghiêm ngặt.

- M / AN / LG / SC: Các ký hiệu này thể hiện khả năng bảo vệ vùng cụ thể: mu bàn chân (M), cổ chân (AN), đế giày có thiết kế hỗ trợ leo thang (LG), hoặc mũi giày chống mài mòn (SC). Được thiết kế cho công việc có nguy cơ cao như xây dựng, cứu hộ, khai thác.

3.4. Lưu ý về sự thoải mái và vừa vặn

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Sử dụng size giày bảo hộ phù hợp giúp mang lại sự thoải mái cho đôi chân

 

Một đôi giày bảo hộ tốt không chỉ an toàn mà còn cần thoải mái:

- Nên chọn giày vừa chân, ôm gọn nhưng không gây bó cứng.

- Thử giày vào cuối ngày khi chân có xu hướng nở to nhất.

- Nên ưu tiên lót giày êm ái, chống sốc gót chân, thoáng khí, phù hợp khi phải đứng lâu.

 

→ Xem thêm: Cách đo chiều dài chân và chọn size giày chuẩn

3.5. Kiểm tra nhãn mác và chứng nhận tiêu chuẩn

Giày đạt chuẩn cần có các thông tin rõ ràng được in hoặc dập trên giày:

- Ký hiệu tiêu chuẩn: EN ISO 20345:2011 / 2022

- Ký hiệu cấp độ: S1P,  S3, S4, …

- Tên nhà sản xuất và mã sản phẩm.

- Dấu chứng nhận CE hoặc các chứng chỉ quốc tế liên quan.

 

Lưu ý: Tránh mua giày không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận - Vì có thể không đạt các bài test an toàn thực tế.

Bảng gợi ý lựa chọn tiêu chuẩn giày bảo hộ theo ngành nghề: 

Sau khi đã hiểu rõ ở mỗi cấp độ tiêu chuẩn sẽ bao gồm các chức năng gì và các chức năng bổ sung có ý nghĩa ra sao thì việc lựa chọn giày bảo hộ sao cho phù hợp với ngành nghề và đặc thù công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, bảng sau và một số ví dụ:

 

Nguy cơ chính

Gợi ý tiêu chuẩn giày

Ngành nghề

Va đập, đâm xuyên, trượt, nước

S3, SRC

Xây dựng

Va đập, nhiệt cao, kim loại nóng chảy

S3, HRO, CR

Cơ khí nặng, luyện kim

Hóa chất ăn mòn, trơn trượt, tĩnh điện

S2/S3, ESD, WR, SRC

Hóa chất

Tĩnh điện, bụi, sạch sẽ tuyệt đối

ESD, S1

Điện tử, phòng sạch

Nhiệt độ thấp, sàn trơn

CI, WR, S3, SRC

Kho lạnh

Bùn đất, ẩm ướt, đâm xuyên, côn trùng

S3, WR, SRC

Nông nghiệp - lâm nghiệp

Trượt ngã, nước, dầu mỡ

S2, SRC

Nhà hàng, thực phẩm

Bảng phân biệt và lựa chọn giày theo ngành nghề

4. Bảo Hộ GA RAN – Đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn hàng đầu

4.1. Bảo hộ GA RAN cam kết về chất lượng, an toàn

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Cuộc gặp gỡ của Bảo Hộ GA RAN cùng lãnh đạo của Safety Jogger vào tháng 02.2025

 

Bảo Hộ GA RAN là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, GA RAN cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người lao động trong mọi môi trường làm việc .

4.2. GA RAN luôn tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam

Tất cả các sản phẩm giày bảo hộ của GA RAN đều được thiết kế, thử nghiệm và sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn giày bảo hộ an toàn hàng đầu trong nước và quốc tế, gồm:

- EN ISO 20345 (Châu Âu): Tiêu chuẩn giày bảo hộ phổ biến nhất hiện nay, quy định các yêu cầu như chống va đập, đâm xuyên, chống trượt, chống tĩnh điện và chịu dầu.

- ASTM F2413 (Hoa Kỳ): Tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động nghiêm ngặt của Mỹ về khả năng bảo vệ bàn chân trước các nguy cơ như va đập mạnh, vật nhọn đâm xuyên hoặc môi trường hóa chất, điện giật.

- TCVN 2608 (Việt Nam): Tiêu chuẩn quốc gia về giày bảo hộ lao động, đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu sử dụng tại thị trường nội địa.

4.3. Các dòng sản phẩm tiêu biểu cùng các tiêu chuẩn tương ứng 

#1. Safety Jogger Desert S1P

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Giày bảo hộ Jogger Desert S1P

 

Jogger Desert là mẫu giày bảo hộ được thiết kế đặc biệt cho những công việc ngoài trời, nơi tiếp xúc với bụi bẩn và điều kiện khắc nghiệt. Giày đạt tiêu chuẩn S1P, là một tiêu chuẩn khá phổ biến với một số chức năng như:

- Giày mũi thép chống va đập, chống dập ngón hiệu quả

- Đế giữa lót thép chống đâm xuyên hiệu quả, giúp người sử dụng luôn tự tin trong mọi bước đi

- Đế giày với 2 lớp PU chống trơn trượt và chống thấm nước tốt: Phù hợp với các bề mặt ẩm ướt hoặc gồ ghề

- Tích hợp công nghệ chống tĩnh điện, đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tài sản cho doanh nghiệp

- Thiết kế giày khép kín, giúp giày ôm sát chân, tạo cảm giác an toàn, chắc chắn, không bị rơi tuột

 

Với sự kết hợp giữa tính năng bảo vệ và sự thoải mái, Jogger Desert là lựa chọn lý tưởng cho công nhân làm việc ngoài trời, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, logistics và khai thác.

 

#2. Safety Jogger Lightstar S1PS

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Giày bảo hộ Safety Jogger Lightstar S1PS

 

Giày bảo hộ Lightstar là một sản phẩm giày bảo hộ phi kim loại vừa được Safety Jogger cho ra mắt vào cuối năm 2024. Với thiết kế hiện đại, trẻ trung, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau, giày Safety Jogger Lightstar S1PS mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời về cả tính năng và thẩm mỹ. Một số tính năng nổi bật  có thể kể đến như:

- Mũi giày Composite cứng cáp: Bảo vệ ngón chân khỏi va đập mạnh & vật sắc nhọn.

- Đế giữa lót Kevlar (Aramid): Siêu bền, chống đâm xuyên vượt trội.

- Đế ngoài cao su: Bám dính tốt, chống thấm nước và chống trượt ngã trên mọi địa hình.

- Chống tĩnh điện: Phù hợp với môi trường làm việc có nguy cơ phát sinh điện tích.

- Thiết kế ôm chân: Chất liệu KPU + vải mesh cao cấp thoáng khí, mang lại cảm giác thoải mái suốt ngày dài.

- Trọng lượng nhẹ: Giúp người lao động di chuyển linh hoạt suốt ngày dài.

 

Giày bảo hộ Safety Jogger Lightstar là sự lựa chọn lý tưởng cho những người lao động làm việc trong nhà máy, xưởng sản xuất hoặc các công việc cần di chuyển liên tục.

 

#3. Safety Jogger Bestrun S3

Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Giày bảo hộ Safety Jogger Bestrun S3

 

Safety Jogger Bestrun được thiết kế dành riêng cho những công việc nặng nhọc, yêu cầu giày bảo hộ có khả năng chịu lực cao. Với tiêu chuẩn S3, đôi giày này mang đến sự bảo vệ tối đa cho người sử dụng với các khả năng bảo vệ có thể kể đến như:

- Mũi thép chống va đập mạnh

- Lót thép chống đâm xuyên tuyệt đối

- Đế ngoài 2 lớp PU chống trơn trượt gần như tuyệt đối và chống sốc hiệu quả

- Chất liệu thân giày được làm từ da bò, chống thấm nước hiệu quả

- Giày được áp dụng công nghệ chống tĩnh điện, giảm thiểu các rủi ro về phóng tĩnh điện

- Thiết kế gót giày khép kín, giúp giày ôm sát chân

 

Nhờ vào độ bền và khả năng bảo vệ vượt trội, Jogger Bestrun là lựa chọn hàng đầu cho những công việc yêu cầu cường độ cao và điều kiện làm việc khắc nghiệt.

 

Việc hiểu rõ và lựa chọn đúng những mẫu giày đạt tiêu chuẩn giày bảo hộ không chỉ là yếu tố then chốt đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động mà còn là sự đầu tư thông minh giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu chi phí phát sinh do tai nạn lao động. Một đôi giày bảo hộ đúng chuẩn sẽ bảo vệ sức khỏe, tăng sự tự tin và góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp. Vì vậy, lựa chọn giày bảo hộ từ những thương hiệu uy tín như GA RAN đơn vị tiên phong trong ngành bảo hộ lao động với cam kết chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế chính là giải pháp tối ưu giúp bạn và doanh nghiệp yên tâm tuyệt đối về an toàn lao động. Hãy liên hệ ngay với GA RAN hoặc truy cập website của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và lựa chọn những sản phẩm giày bảo hộ phù hợp nhất với yêu cầu công việc của bạn. An toàn của bạn – Sứ mệnh của chúng tôi!

 

Thông tin liên hệ

 

Văn phòng Phú Nhuận: 159/15 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM. (gần công viên Gia Định)

Điện thoại: 028 730 600 68 – 028 3997 3844.

Hotline: 0981116168 – 0396000168.

 

Chi Nhánh Quận 12: 75/20/28 Nguyễn Thị Nhuần, An Phú Đông, Quận 12, TPHCM. (gần ngã tư Ga)

Hotline: 0369069168 – 0329800968

 

Chi Nhánh Hà Nội: 70 Phan Văn Đáng, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 0348740098 – 0367488348 – 0386852168

 

Mail: info@garan.com.vn

Website: garan.vn ; pro-pro.com.vn

bảo hộ GARAN
bình luận trên bài viết “Tiêu Chuẩn Giày Bảo Hộ Chất Lượng Và Uy Tín Trên Thế Giới

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục