Tai nạn đuối nước - Cách sơ cứu người bị đuối nước tại chỗ đúng kỹ thuật

Ngày: 17/03/2023 lúc 17:30PM

Tai nạn đuối nước luôn là vấn nạn đáng lo ngại của cơ quan chức năng và các ban ngành trong nước xuyên suốt những năm vừa qua, đặc biệt vào mùa hè đây là thời điểm thời tiết nắng nóng, lượng người đổ xô tham gia hoạt động dưới nước như tắm biển, suối, hồ tăng cao, dễ dẫn đến việc bị đuối nước do nhiều nguyên nhân hết sức thương tâm. 

 

tai nạn đuối nước

 

Đuối nước và những hậu quả đáng lo ngại

 

Vậy làm cách nào để hạn chế tối đa tai nạn đuối nước và giảm thiểu các trường hợp xấu hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các phương thức sau đây:

 

I. QUÁ TRÌNH DIỄN RA TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?

 

1) Nguyên nhân gây đuối nước

 

Đuối nước là tình trạng bị ngạt do nước bị hít ngược vào phổi, sự co thắt thanh quản làm tắc đường thở khi nạn nhân ở dưới nước, thường xảy ra khi đi bơi, chèo thuyền hoặc cũng có thể xảy ra ở chum vại, mương nước quanh nhà....

 

2) Tình trạng đuối nước diễn ra như thế nào

 

Khi cơ thể bị ngạt nước theo phản xạ tim sẽ đập chậm lại, điều này dẫn đến thiếu hụt oxy trong máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp,... thông thường thời gian bắt đầu tầm 20 giây đến 2-5 phút ( tùy cơ địa mỗi người) khả năng hô hấp vẫn chưa  trở lại bình thường dẫn đến tình trạng nước bị hít ngược vào phổi làm cho co thắt thanh quản tức thì, gây ra cơn ngừng thở tiếp theo.

Sau đó các nhịp thở bắt buộc, điều này làm cho nước và dị vật bị hít vào phổi, tim nạn nhân đập chậm lại, rối loạn và gây ngưng tim tử vong.

 

tai nạn đuối nước

 

Phổi ứ nước gây ngạt thở dẫn đến tử vong

 

3) Các tình huống ngạt nước

 

Các tình huống bị ngạt nước như sau: ngạt do chấn thương ( diễn ra trong quá trình bơi lội chơi dưới nước bị thương), ngạt nước do nhiệt hoặc chênh lệch nhiệt, ngạt nước do kiệt sức không thể bơi và không biết bơi, ngạt nước do bị sốc nước dẫn đến bị ngất, ngạt nước do sợ hãi ( thường ở trẻ nhỏ), ngạt nước do dị ứng, ngạt nước do bị chấn thương tai khi lặn, áp lực nước làm tai bị thương dẫn đến ngạt phản xạ hít vào sau khi nhịn thở kéo dài làm thiếu máu não...

 

Theo thống kê có khoảng 4/5 ca ngạt nước có nước trong phổi và 1/5 ngạt nước nhưng phổi không bị tràn nước, sỡ dĩ có tình huống bị ngạt nhưng phổi không có nước là do không biết bơi bất ngờ bị chìm xuống nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu ôxy não và bất tỉnh.

 

tai nạn đuối nước

 

II. LƯU Ý KHI THỰC HIỆN SƠ CỨU ĐUỐI NƯỚC

 

Nếu không có kỹ thuật xử lý khi gặp tai nạn đuối nước cơ bản đúng, có thể chính người cứu hộ là nguyên nhân làm cho tình trạng của nạn nhân trở nên xấu đi, hãy thực hiện đúng kỹ thuật cụ thể như sau:

 

- Không dốc ngược hay khiêng nạn nhân chạy khắp nơi vì những hành động này là không cần thiết, kéo dài quá trình tiếp cận cứu nạn nhân bỏ lỡ đi cơ hội sơ cứu khẩn cấp cho nạn nhân. Thời điểm vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết!

 

- Chúng ta thường có suy nghĩ nạn nhân đang bị uống nước đầy phổi dẫn đến ngạt, tuy nhiên trên thực tế lượng nước vào phổi là rất ít, sau khi sơ cứu đuối nước giúp nạn nhân thở lại, lượng nước này sẽ bị đẩy ra ngoài.

 

- Khi dùng tay hô hấp nhân tạo hãy lưu ý nhẹ tay và ấn đúng kỹ thuật, không dùng lực mạnh dễ làm gãy xương sườn.

 

- Trong quá trình đưa nạn nhân cấp cứu đến bệnh viện, hãy liên tục hô hấp nhân tạo và ép tim, việc này giúp nân không bị chết não do lượng oxy khi bị ngạt nước rất thấp không đủ truyền lên não và các cơ quan khác.

 

- Một số trường hợp đốt rơm bỏ vào lu và để sấp trẻ trên miệng lu lăn qua lại, sức nóng trong lu sẽ “rút nước” ra khỏi cơ thể trẻ, tuy nhiên đây là hành động không cần thiết và gây bỏng nạn nhân.

 

III. NGUYỄN TẮC CẤP CỨU TẠI CHỖ

 

Đây là nguyên tắc cần khẩn trương và nhanh nhẹn, lấy dị vật ra khỏi miệng nạn nhân trước khi đưa lên bờ, đưa nạn nhân ra khỏi nước bắt đầu quá trình cấp cứu giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.

 

Trường hợp nạn nhân vẫn còn tĩnh và vùng vẫy dưới nước, nếu bạn biết bơi hãy hỗ trợ đưa họ lên bờ, tuy nhiên nếu bạn không biết bơi hoặc nạn nhân ở chỗ nước chảy siết hãy kiếm khúc gỗ, cộng dây dài, phao... quăng về phía gần nạn nhân để họ bám vào và bạn kéo nạn nhân vào bờ. Trường hợp không thể nhảy xuống hỗ trợ hoặc không có vật quăng xuống hãy hô hoáng tìm người ứng cứu.

 

tai nạn đuối nước

 

Các cách xử lý khi gặp tai nạn đuối nước

 

Nếu bạn không biết bơi hoặc bơi chưa thuần thục tuyệt đối không nên nhảy xuống cứu người, hành động này sẽ gây nguy hiểm cho cả hai vì nạn nhân đang trong tình trạng hoảng loạn mất bình tĩnh sẽ bấu chặt vào bất kỳ vật thể nào xung quanh. Điều này dễ làm cả hai không thể bơi được vào bờ. Hãy xuống cứu nạn nhân nếu bạn thực sự biết bơi, nếu không bạn hãy gọi người đến cứu hoặc dùng thuyền, vật thể kéo nạn nhân vào bờ.

 

IV. CÁCH SƠ CỨU ĐUỐI NƯỚC ĐÚNG KỸ THUẬT

 

1) Cách thức sơ cứu tai nạn đuối nước ở trẻ em

 

- Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước

 

- Bước 2: Để trẻ nằm tại nơi khô ráo, khoáng khí

 

- Bước 3: Nếu trẻ đã bất tỉnh, chú ý quan sát cử động phần lồng ngực trẻ xem nhịp thở còn hay không. Bạn thấy lồng ngực trẻ không di động tức là trẻ thổi ngạt 2 đã ngừng thở, lúc này hãy thực hiện hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức, sau khi cái, hãy kiểm tra xem lồng ngực trẻ đập lại không (bắt mạch khu vực tai, cánh tay, áp vào lồng ngực để lắng nghe nhịp thở)

 

tai nạn đuối nước

 

- Trường hợp không bắt được mạch điều này cho thấy tim trẻ đã ngừng đập, cần hô hấp nhân tạo kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (ép vị trí ½ xương ức bên trái) theo nhịp (15 cái ép tim xen kẽ 2 cái thổi ngạt nếu có 2 người), hoặc (30 cái ép tim xen kẽ 2 cái thổi ngạt nếu có 1 người), tiếp tục động tác này trong suốt đoạn đường cấp cứu đưa trẻ đến bệnh viện.

 

- Trường hợp trẻ có thể tự thở, bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng, cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm nạn nhân. Lúc này hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì trẻ dễ bị khó thở nếu không cấp cứu kịp thời.

 

tai nạn đuối nước

 

- Động tác sơ cứu ép tim được thực hiện cụ thể như sau:

 

+ (Đối với trẻ dưới 1 tuổi): Dùng 2 ngón tay cái ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).

 

+ (Đối với trẻ 1-8 tuổi): Dùng 1 bàn tay hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5 nhịp ấn tim 1 nhịp thổi ngạt (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15 nhịp ấn tim 2 nhịp thổi ngạt (đối với trẻ trên 8 tuổi).

 

2) Cách sơ cứu người lớn khi bị ngạt nước

 

- Đầu tiên hãy đặt nạn nhân tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, thoáng khí, quan sát nạn nhân nếu thấy tình trạng tím tái, không thể tự thở, bạn kiểm tra mạch đập (nếu không có nhịp mạch) ngưng thở hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực như sau: Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút, đồng thời phải khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân và hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo với phương pháp miệng thổi miệng cho nạn nhân.

 

- Thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực 15-30 nhịp, sau đó bạn hãy hà hơi thổi ngạt tầm 2 lần , tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực như trên và thổi ngạt (áp dụng trường hợp chỉ có 1 người tiến hành sơ cứu).

 

- Trường hợp có 2 người thực hiện sơ cứu, lúc này một người thực hiện ấn tim ngoài lồng ngực, người còn lại thực hiện hà hơi thổi ngạt, liên tục thực hiện động tác này cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc xuyên suốt hành trình đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

 

Đối với các trường hợp sau khi sơ cứu có kết quả, nạn nhân nôn ra nước, thở gấp, giãy giụa, hãy để nạn nhân ở tư thế an toàn (đầu đặt nằm nghiêng, kê gối hoặc áo gấp lại lót dưới hai vai, nới rộng quần áo) hành động này hỗ trợ nạn nhân tránh viện bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn.

 

Điều lưu ý là sau khi sơ cứu thành công nạn nhân tỉnh lại, chúng ta phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất bằng mọi cách (trong quá trình đó vẫn tiếp tục thực hiện cấp cứu và giữ ấm).

 

Chúng ta chỉ thực sự bỏ cuộc khi liên tục ép tim ngoài lồng ngực kết hợp thổi ngạt duy trì trong 2 tiếng mà nạn nhân vẫn không có dấu hiệu phục hồi.

 

V. PHÒNG NGỪA TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC LÀ VIỆC HẾT SỨC QUAN TRỌNG

 

- Hãy hướng dẫn trẻ cách bơi lội hoặc cho trẻ tham gia các lớp kỹ năng bơi lội (từ 4 tuổi), việc này vừa giúp trẻ phát triển thể chất vừa là kỹ năng giúp trẻ an toàn khi tham gia trò chơi, hoạt động có nước.

 

- Bạn hãy mang thêm áo phao khi đi bơi và các hoạt động vui chơi tại khu vực có nước.

 

- Không nên để trẻ em một mình khu vực có nước như ao, hồ, sông, suối...

 

tai nạn đuối nước

 

- Trong nhà không nên để lu vại, thùng chứa nước nếu có trẻ nhỏ, trường hợp cần thiết hãy đậy kín nắp thật kín và chặt để trẻ tò mò không mở ra được.

 

- Hãy bơi trong khu vực an toàn, bạn nên lựa chọn khu vực bơi gần nhân viên cứu hộ, không nên bơi khu vực vắng người một mình.

 

- Nếu phát hiện có người đang đuối nước không nên nóng vội nhảy xuống nước nếu bạn thực sự không biết bơi hoặc chưa biết vùng nước đó có bị xoáy hay sâu, hãy phân tích nhanh có thể cứu người một mình hay không và tìm cách khác như quăng vật xuống để nạn nhân bám vào lôi vào bờ, gọi người ứng cứu.

 

- Cần tuân thủ các biển báo an toàn và chỉ dẫn ở các khu vực có nước nơi công cộng

 

- Trước khi bơi bạn hãy khởi động cơ thể tránh bị chuột rút khi xuống nước.

 

- Không nên đi bơi khi trời có mưa, sấm sét và trời tối.

 

- Không nhảy từ trên cao xuống theo kiểu cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn khu vực an toàn.

 

Những chia sẻ phía trên hy vọng là kiến thức bổ ích giúp bạn và người thân có thể giữ an toàn cho bản thân khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước cũng như hạn chế tối đa các tai nạn thương tâm không đáng có.

 

Bảo hộ Garan cung cấp các sản phẩm an toàn hàng hải phòng tránh tai nạn đuối nước, bao gồm áo phao, mũ bảo hiểm, kính bơi và bình cứu hộ. Chúng được thiết kế và sản xuất với chất lượng cao nhất để đảm bảo tính năng an toàn và hiệu quả trong mọi tình huống. Garan cam kết mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với các sản phẩm đa dạng và giá cả phù hợp.

hrv
bình luận trên bài viết “Tai nạn đuối nước - Cách sơ cứu người bị đuối nước tại chỗ đúng kỹ thuật

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục