Cấu tạo của giày bảo hộ và các tiêu chuẩn

Ngày: 06/11/2023 lúc 17:31PM

Cấu tạo của giày bảo hộ như thế nào? Vì sao mà những đôi giày này lại có thể chống dập ngón chân, chống đâm xuyên bởi đinh, chống trơn trượt hoặc thậm chí là bảo vệ người sử dụng khỏi các nguy hiểm liên quan đến điện? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều các anh chị em đang có những thắc mắc tương tự. 

 

Trên cương vị là một nhà sản xuất và phân phối giày bảo hộ hàng đầu tại Việt Nam, GA RAN sẽ bóc tách chi tiết 6 bộ phận và cùng các bạn khám phá cấu tạo của giày bảo hộ thực hư như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về đôi giày của mình nhé!

 

 

1. Cấu tạo của giày bảo hộ với 6 bộ phận

 

1.1. Mũi giày 

 

cấu tạo của mũi giày bảo hộ

 

Khác với những đôi giày thông thường, ở phần mũi của giày bảo hộ sẽ được lót một miếng nắp rất cứng cáp bao phủ toàn bộ ngón chân của người mang, giúp ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ bị dập ngón chân do va đập hoặc bị vật nặng rơi xuống. 

 

Miếng nắp này thường sẽ được làm từ các chất liệu như sắt, thép, composite hay nano carbon, có khả năng chịu lực lên tới 200J và chịu nén lên tới 15,000N. Mỗi loại chất liệu đều sẽ có các ưu và nhược điểm khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để bảo vệ và đảm bảo sự an toàn cho ngón chân của người lao động.

 

1.2. Đế giày

 

Sau mũi giày thì đế giày cũng chính là một bộ phận mà các nhà sản xuất chau chuốt nhất. Hầu hết, đa số các mẫu giày bảo hộ đều được thiết kế một bộ đế cực kỳ dày, cùng với đó là những vật liệu bền bỉ và có tính đàn hồi tốt như PU, TPU, Cao su,... Những vật liệu này cung cấp rất nhiều khả năng bảo hộ như chống đâm xuyên bởi đinh hoặc ốc vít, chống trượt khi gặp môi trường ẩm ướt, cách điện khi làm việc trong môi trường có điện áp cao thế, chống tĩnh điện khi làm việc trong môi trường phòng sạch, cách nhiệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

 

Ngoài ra, ở một số mẫu giày cao cấp, phần gót của đế giày còn được trang bị hệ thống đệm hơi hoặc đệm xốp, giúp phân phối đều áp lực tạo ra trên lòng bàn chân, tạo cảm giác thoải mái và giảm đau nhức cho chân khi hoạt động trong thời gian dài. Đây là một thiết kế cực kỳ phổ biến ở các dòng giày thể thao, bạn có thể dễ dàng nhận ra trên các mẫu giày đến từ các thương hiệu như Nike, Adidas.

 

1.3. Miếng lót chống đâm xuyên

 

Đây là một bước tiến quan trọng trong việc cải tiến chất lượng của giày bảo hộ bởi lúc này, một đôi giày bảo hộ sẽ sở hữu 2 lớp lá chắn, giúp ngăn chặn tuyệt đối sự xâm nhập của đinh tán. Miếng lót này sẽ được đúc chèn vào chính giữa đế giày và vật liệu thường được sử dụng để tạo ra chúng là thép hoặc kevlar.

 

Việc áp dụng công nghệ lót chống đâm xuyên giúp giảm bớt khối lượng tổng thể của một đôi giày bảo hộ. Bởi nếu đúc một chiếc đế cao su dày đặc chống đâm xuyên tuyệt đối thì sẽ rất nặng, còn nếu làm mỏng đi thì lại không đảm bảo được hiệu quả. Lúc này, miếng lót chống đâm xuyên sẽ phát huy tác dụng khi kết hợp cùng đế giày sẽ thỏa mãn được cả 2 tiêu chí nhẹ và chống đinh hiệu quả.

 

1.4. Miếng lót chân

 

cấu tạo của lớp lót giày bảo hộ

 

 

Miếng lót chân mang khả năng đem lại sự thoải mái cho bàn chân của người lao động. Hầu hết, chất liệu được sử dụng để sản xuất lót chân cho giày bảo hộ sẽ được làm từ cao su Latex hoặc E.V.A, cùng với đó là thiết kế công thái học giúp hạn chế sự mệt mỏi cho bàn chân sau một thời gian dài hoạt động.

 

Bên cạnh đó, một miếng lót chất lượng còn có thể có khả năng giảm chấn động, chống sốc cho lòng bàn chân. Người lao động cũng nên chú ý khi thực hiện những hành động nguy hiểm như nhảy từ trên cao xuống hoặc nhảy vượt chướng ngại vật, vì nếu không cẩn thận thì các nguy cơ như trật khớp, bong gân vẫn có thể xảy ra.

 

1.5. Thân giày

 

Phần thân còn được coi là giao diện của một đôi giày, phần này sẽ phải đảm nhiệm cả trọng trách về khả năng bảo hộ và cả về tính thẩm mỹ của cả đôi giày. 

 

Các nhà sản xuất thường sẽ sử dụng da bò, da trơn, da lộn, vải mesh, PVC,... để làm nguyên vật liệu cấu thành cho mặt ngoài của một đôi giày bảo hộ, chúng sẽ được sử dụng tùy vào mục đích của từng mẫu thiết kế như cách nhiệt, thoáng khí, co giãn,... Trên thực tế, các chất liệu này về bản chất cũng rất đẹp và dễ tạo hình, đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ. 

 

Đối với mặt trong, yếu tố cần phải được đề cập đến chính là sự thoải mái, khả năng thấm hút mồ hôi. Một nguyên liệu được rất nhiều nhà thiết kế sử dụng để đáp ứng điều kiện này chính là vải lưới với khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt, đem lại sự thoải mái cho bàn chân khi hoạt động trong thời gian dài. 

 

1.6. Dây thắt giày

 

Có thể sẽ rất ít ai để ý đến phần cấu tạo này, nhưng nếu suy tính kỹ thì nếu gặp phải một bộ dây thắt kém chất lượng thì những hiện tượng như tuột dây, đứt dây sẽ thường xuyên xảy ra và đem đến những tai nạn ngoài ý muốn như tuột giày trong những thời điểm quan trọng, bị té ngã do vấp phải dây.

 

Do đó, đa số dây thắt giày bằng vải cơ bản có độ siết cao sẽ luôn được ưu tiên sử dụng. Một số loại như vải dù, vải kaki sẽ bị loại khỏi danh sách này vì chúng không mang lại hiệu quả siết chặt. 

 

Ngoài ra, bộ phận này còn có một ý nghĩa khác đó là sự tiện lợi. Hiểu được nỗi lòng của người tiêu dùng, các nhà sản xuất giày bảo hộ đã cho ra mắt các dòng sản phẩm được trang bị khóa vặn cùng với bộ dây được làm từ dây cước hoặc kevlar, giúp gia tăng hiệu quả siết của giày cũng như mang lại sự tiện lợi khi không cần phải cột và tháo dây sau mỗi lần sử dụng.

 

thiết kế khóa vặn trên giày bảo hộ

Thiết kế khóa vặn trên dây thắt của giày bảo hộ

 

2. Các tiêu chuẩn quốc tế của giày bảo hộ

 

2.1.  Các tiêu chuẩn của Châu Âu

 

Châu Âu đã cùng các tổ chức chuyên ngành trong khối liên minh thiết lập nên những tiêu chuẩn cực kỳ khắt khe đối với giày bảo hộ. Trong đó có hai tiêu chuẩn quan trong nhất bao gồm:

 

- EN ISO 20345 (SB, S1, S2, S3): Đây là một tiêu chuẩn liên quan đến các yêu cầu cơ bản về an toàn và khả năng bảo vệ của giày bảo hộ như khả năng chống dập, chống va đập, chống đâm xuyên, chống nước... Các ký hiệu SB, S1, S2, S3 là tượng trưng cho các mức độ bảo vệ từ bé đến lớn của mỗi đôi giày.

 

- EN ISO 20347 (OB, O1, O2, O3): Tiêu chuẩn này được Châu Âu áp dụng cho các loại giày công nghiệp, thường thì chúng sẽ không được trang bị mũi giày chống va đập. Thay vào đó, các mẫu giày thuộc tiêu chuẩn 20347 sẽ được đề cao và phân loại dựa trên các khả năng về chống trượt, chống nước, mức độ thoải mái. 

 

2.2. Các tiêu chuẩn của Châu Á

 

Hầu như các quốc gia trên thế giới đều lấy tiêu chuẩn EN ISO 20345 của Châu Âu để làm chuẩn, từ đó tạo ra những tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm địa lý và văn hóa đối với đất nước của mình

 

- Trung Quốc: Tiêu chuẩn GB 21148

 

- Nhật Bản: Tiêu chuẩn JIS T 8101

 

- Ấn Độ: Tiêu chuẩn IS 15298

 

2.3. Các tiêu chuẩn của Việt Nam

 

Cũng dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn EN ISO 20345 của Châu Âu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại Việt Nam đã cho ban hành những tiêu chuẩn như:

 

- TCVN 6978:2001: Đây là một tiêu chuẩn yêu cầu về độ bám dính của để giày, đảm bảo an toàn khi làm việc trên các bề mặt ẩm ướt và trơn trượt, đảm bảo an toàn cho người lao động.

 

- TCVN 9333:2012: Tiêu chuẩn này đề cập đến những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật của một đôi giày bảo hộ bao gồm: vật liệu, thiết kế, chất lượng, thử nghiệm.

 

- TCVN 2210:2017: Đây là tiêu chuẩn mới nhất được phát hành gần đây, tương đương với EN ISO 20345 của Châu Âu, yêu cầu về mức độ đảm bảo an toàn và khả năng bảo vệ của một đôi giày bảo hộ.

 

tiêu chuẩn quốc tế đối với các bộ phận của giày bảo hộ

 

Vừa qua là tổng quan về cấu tạo của giày bảo hộ thông qua 6 bộ phận chủ đạo cũng như những tiêu chuẩn mà một đôi giày bảo hộ cần phải đáp ứng trước khi được phát hành. Hãy luôn theo dõi GA RAN để cập nhật những kiến thức bổ ích nhất về giày bảo hộ!

 

CÔNG TY TNHH GA RAN
 
Bạn có thể giao dịch, mua hàng trực tiếp tại hai địa chỉ sau:

 

Văn phòng Phú Nhuận: 159/15 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM.( gần công viên Gia Định)

Điện thoại: 028 730 600 68 – 028 3997 3844.

Hotline: 0981116168 – 0369069168 – 0396000168.

Bản đồ: Xem ngay

 

Chi Nhánh Quận 12: 75/20/28 Tổ 1 kp1, An Phú Đông, Quận 12, TPHCM.( gần ngã tư Ga)

Hotline: 0369069168 – 0329800968

Bản đồ: Xem ngay

 

Mail: info@garan.com.vn

Website: garan.vn ; pro-pro.com.vn

bảo hộ GARAN
bình luận trên bài viết “Cấu tạo của giày bảo hộ và các tiêu chuẩn

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục