Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo bình chữa cháy và những lưu ý nên biết khi sử dụng

Ngày: 16/11/2023 lúc 11:37AM

Bình chữa cháy là thiết bị chữa cháy hiệu quả đối với những đám cháy mới phát sinh và cũng rất dễ dàng để sử dụng, vậy nên trang bị này đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều cá nhân cũng như các đơn vị đầu tư trang bị. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại bình chữa cháy khác nhau, mỗi loại đều có cấu tạo và cách sử dụng khác nhau để phù hợp với tính chất của đám cháy. Chính vì thế, để có thể sử dụng một cách hiệu quả và an toàn, bạn cần phải hiểu rõ về cấu tạo bình chữa cháy và những lưu ý trong quá trình sử dụng. Trong bài viết này, GA RAN sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại thiết bị cứu hộ khẩn cấp này. 

 

cấu tạo của bình chữa cháy

Tại sao cần biết về cấu tạo của bình chữa cháy cầm tay?

 

1. Cấu tạo bình chữa cháy được sử dụng phổ biến hiện nay 

 

Nhằm đảm bảo phù hợp với tính chất của các đám cháy nên trên thị trường có nhiều loại bình chữa cháy khác nhau. Thành phần và cấu tạo của mỗi loại bình cũng sẽ có sự khác biệt. Vì thế, mỗi người tiêu dùng trước khi tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm cần đảm bảo mình nắm rõ về cấu tạo để có sự so sánh chuẩn nhất. Thông tin của cấu tạo các loại bình trên thị trường được cụ thể như sau:

 

1.1. Cấu tạo bình chữa cháy CO2

 

Đây là một trong những loại bình chữa cháy được sử dụng phổ biến hiện nay bởi cách sử dụng đơn giản, hiệu quả chữa cháy nhanh. Cấu tạo của bình chữa cháy dạng khí gồm 4 bộ phận cơ bản là: 

 

- Vỏ bình chữa cháy: Vỏ bình được chế tạo từ thép đúc, có hình trụ đứng và thường được sơn màu đỏ bên ngoài. Trên thân bình sẽ ghi đầy đủ các đặc điểm, hướng dẫn sử dụng,... cung cấp những thông tin cần thiết cho người dùng. Điều này cũng sẽ giúp bạn phần nào dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.

 

- Van xả: Bộ phận này thường được sản xuất từ hợp kim đồng hoặc đồng. Chúng thường thiết kế kiểu van lò xo nén 1 chiều hoặc van vặn 1 chiều. Khả năng chống gỉ của van xả rất tốt nên bộ phận này thường có độ bền cao. 

 

- Chốt an toàn: Kế bên cụm van xả được thiết kế chốt hãm kẹp chì nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy và đảm bảo an toàn tốt hơn khi sử dụng. Khi áp suất trong bình quá lớn so với mức quy định, bộ phận này sẽ thực hiện xả bớt khí trong bình ra ngoài, làm giảm tối đa nguy cơ bình chữa cháy bị nổ. 

 

- Dây loa phun: Bộ phận này được làm từ kim loại, cao su hoặc nhựa cứng cách nhiệt. Loa sẽ được nối với cụm van xả thông qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm và được thiết kế miệng rộng ra phía ngoài nhằm tăng hiệu quả chữa cháy.

 

Đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng trong quá trình dập lửa nên bạn cần kiểm tra kỹ chi tiết này khi lựa chọn bình chữa cháy. 

 

cấu tạo của các loại bình chữa cháy có khác nhau không?

Cấu tạo của các loại bình chữa cháy có khác nhau không?

 

1.2. Cấu tạo bình chữa cháy dạng bột 

 

Cấu tạo bình chữa cháy dạng bột không có sự khác biệt quá nhiều so với dạng khí CO2. Nó cũng gồm có những bộ phận cơ bản được kể đến như sau: 

 

- Vỏ bình: Được làm từ thép có khả năng chịu lực cao, hình trụ đứng và thường được sơn màu đỏ. 

 

- Van xả: Bộ phận này được gắn liền với miệng bình và có thể tháo ra để nạp lại chất chữa cháy. Chúng được thiết kế kiểu vặn lò xo nén một chiều hoặc kiểu vặn một chiều. 

 

- Đồng hồ đo áp: Bộ phận này có tác dụng đo áp lực khí đẩy bên trong bình chữa cháy và hiển thị trạng thái mức khí đẩy trong bình. Khi kim đồng hồ chỉ vạch xanh thì bình chữa cháy sử dụng được bình thường. Nhưng nếu kim đồng hồ chỉ ở vạch vàng thì có nghĩa là áp suất bên trong bình hiện đang cao hơn quá mức quy định, bạn cần xả bớt khí ra ngoài. 

 

- Chốt kẽm (chốt an toàn): Bộ phận này có tác dụng xả bớt khí ra bên ngoài để đảm bảo an toàn khi áp suất trong bình quá cao, tránh tình trạng nổ bình chữa cháy gây nguy hiểm đến sự an toàn và tính mạng của người sử dụng. 

 

- Vòi phun: Được làm từ chất liệu nhựa cứng cách nhiệt, cao su hoặc kim loại và gắn với van xả bằng ống dẫn xifong mềm hoặc ống thép có khả năng chịu lực, chiều dài khoảng 40-50cm. 

 

cấu tạo bình chữa cháy cầm tay

Bình chữa cháy cầm tay có cấu tạo như thế nào?

 

1.3. Cấu tạo chi tiết bình chữa cháy dạng bọt Foam 

 

Đây cũng là một trong những loại bình chữa cháy khá phổ biến trên thị trường vì thế thông tin về chúng cũng rất được quan tâm. Cấu tạo của loại bình này khá đơn giản, cũng được thiết kế gồm 4 bộ phận cụ thể như sau: 

 

- Vỏ bình: Thường được phun sơn chống rỉ cách điện màu đỏ, hình trụ và được làm từ thép cứng có khả năng chịu lực tốt. Trên thân bình sẽ có đầy đủ các thông tin của bình (nhà sản xuất, công dụng, cách bảo quản,...) 

 

- Van xả: Được làm từ đồng hoặc hợp kim đồng và có thể tháo lắp dễ dàng.

 

- Chốt an toàn: Khi áp suất trong bình quá sao so với quy định thì chốt an toàn sẽ hoạt động để xả bớt khí ra bên ngoài, đảm bảo an toàn cho người dùng. 

 

- Dây loa phun: Thông qua ống dẫn xifong mềm hoặc ống thép, loa phun sẽ được nối với van xả để dẫn bọt foam từ trong bình ra ngoài và dập tắt đám cháy. 

 

2. Lưu ý bạn nên biết trong quá trình sử dụng bình chữa cháy

 

Khi đã hiểu rõ về cấu tạo bình chữa cháy, việc sử dụng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo tối đa sự an toàn cho bản thân và dập tắt đám cháy hiệu quả: 

 

- Dù chưa sử dụng nhưng chất chữa cháy bên trong bình cũng có thời hạn sử dụng nhất định. Bạn cần thực hiện nạp bình chữa cháy theo định kỳ để đảm bảo chất chữa cháy sẽ hoạt động hiệu quả khi sử dụng. Điều này cũng mang lại sự an toàn cho bạn trong quá trình sử dụng bình.

 

- Khi sử dụng bình chữa cháy, cầm vào phần nhựa của loa phun, tốt nhất nên có trang bị bảo vệ như: ủng, găng tay cao su,... để đảm bảo an toàn. 

 

- Khi phun chất chữa cháy vào đám cháy, hãy chọn hướng phun thuận theo chiều gió, tránh việc gió thổi chất chữa cháy vào người gây nguy hiểm. 

 

- Cấu tạo bình chữa cháy sẽ có sự khác biệt nhất định giữa các loại nên bạn cần tìm hiểu để biết cách sử dụng chính xác. 

 

- Thường xuyên kiểm tra bình chữa cháy định kỳ để đảm bảo các bộ phận vẫn sử dụng tốt, không bị kẹt hoặc không bị hư hỏng. 

 

- Sau khi mở van bình chữa cháy, bạn cần phải nạp mới lại để có thể tiếp tục sử dụng nếu xảy xa nguy hiểm. 

 

3. Bật mí địa chỉ mua bình chữa cháy chất lượng? 

 

Trong thời buổi tình trạng hỏa hoạn xảy ra ngày càng nhiều, đây là thiết bị cứu hộ vô cùng cần thiết để đảm bảo tối đa sự an toàn cho con người. Việc hiểu được cấu tạo bình chữa cháy và lựa chọn đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc dập tắt đám cháy, thoát nạn an toàn, hiệu quả, bảo vệ cho bản thân và gia đình. 

 

Nếu bạn còn đang phân vân không biết lựa chọn bình chữa cháy nào phù hợp nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng thì hãy đến GARAN để đội ngũ chuyên viên có thể tư vấn và hỗ trợ bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, đa dạng sản phẩm và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, GARAN sẽ giúp bạn lựa chọn được bình cho mình chiếc chữa cháy phù hợp và chất lượng nhất, đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình. 

 

lợi ích của việc tìm hiểu về cấu tạo bình chữa cháy

Tìm hiểu cấu tạo của bình chữa cháy có những lợi ích gì?

 

Hy vọng những chia sẻ về cấu tạo bình chữa cháy của chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách sử dụng chính xác mỗi loại bình chữa cháy, dập tắt các đám cháy hiệu quả ngay khi mới phát sinh. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan về bình chữa cháy, hãy truy cập https://garan.vn hoặc ghé thăm cửa hàng thông qua các địa chỉ sau.

 

CÔNG TY TNHH GA RAN

 

Bạn có thể giao dịch, mua hàng trực tiếp tại hai địa chỉ sau:

 

Văn phòng Phú Nhuận: 159/15 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM (gần công viên Gia Định).

Điện thoại: 028 730 600 68 – 028 3997 3844.

Hotline: 0981116168  – 0396000168.

Bản đồ: https://maps.app.goo.gl/noGNNU12nGgnJGzt5

 

Chi Nhánh Quận 12: 75/20/28 Tổ 1 kp1, An Phú Đông, Quận 12, TPHCM (gần ngã tư Ga).

Hotline: 0369069168 – 0329800968

Bản đồ: https://maps.app.goo.gl/jrNJsrvrbCzjZg6o8

 

Mail: info@garan.com.vn.

Website: pro-pro.com.vn – garan.vn.

bảo hộ GARAN
bình luận trên bài viết “Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo bình chữa cháy và những lưu ý nên biết khi sử dụng

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục