Cách sử dụng bình chữa cháy chính xác, hiệu quả nhất

Ngày: 29/11/2023 lúc 14:55PM

Nắm bắt được cách sử dụng bình chữa cháy sao cho chính xác và hiệu quả là điều cực kỳ quan trọng trong các tình huống hỏa hoạn khẩn cấp. Công dụng dập tắt đám cháy của bình sẽ giúp hạn chế được phạm vi lan tỏa của ngọn lửa để người dùng có thêm thời gian di chuyển và sơ tán.

 

Trên thị trường hiện tại có 3 dạng bình chữa cháy phổ biến đó là bình dạng bột, bình khí  CO2 và bình bọt Foam. Cấu tạo của ba loại bình này sẽ không giống nhau nhưng đều có khả năng dập tắt đám cháy tương đối ổn định. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách dùng các loại này trong bài viết sau để đưa ra quyết định phù hợp cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

 

1. Thông tin tổng quan và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy bột

 

cấu tạo của bình chữa cháy bột

 

1.1. Cấu tạo bình chữa cháy bột 

 

Bình chữa cháy bột được cấu tạo từ các bộ phận bao gồm: 

 

 

Cấu tạo của bình chữa cháy bột

Bộ phận

Chức năng

1. Vỏ bình

Vỏ bình giữ cho chất chữa cháy ở trạng thái tốt nhất cho khả năng dập tắt hỏa hoạn nhanh chóng

2. Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp hỗ trợ người dùng xác định mức áp suất phù hợp khi dùng bình tránh những tai nạn không đáng có

3. Van xả

Van xả chịu trách nhiệm kích hoạt và thúc đẩy bột chữa cháy ra khỏi bình, tách biệt O2 khỏi lửa

4. Chốt kẽm an toàn

Phần chốt an toàn cũng hạn chế việc chất chữa cháy thoát ra ngoài dẫn đến làm hư hỏng bình khi chưa sử dụng

5. Vòi phun

Vòi phun tạo điều kiện định hướng phun chất chữa cháy dập tắt hỏa hoạn trong thời gian ngắn nhất

 

 

1.2. Công dụng của bình chữa cháy tiện ích cho người dùng 

 

Bình chữa cháy bột sở hữu công dụng tiện ích cho người dùng với kết cấu bột không gây hại cho sức khỏe. Bình này thường được sử dụng cho các đám cháy nhỏ chỉ vừa phát sinh

 

Những đám cháy do chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc đám cháy điện cũng có thể dùng bình chữa cháy bột để xử lý

 

1.3. Các bước thao tác dùng bình chữa cháy dạng bột đơn giản 

 

Cách dùng bình chữa cháy bột tương đối đơn giản, cụ thể các bước như sau: 

 

 

Các bước sử dụng bình chữa cháy bột

Thứ tự các bước

Hành động thực hiện

Bước 1

Cầm bình tới gần nơi có cháy

Bước 2

Lắc và xóc bình từ 3 đến 4 lần để bột tơi đều 

Bước 3

Giật chốt kẽm an toàn

Bước 4

Chọn vị trí phù hợp và hướng vòi phun xuôi theo đầu hướng gió 

Bước 5

Bóp mỏ vịt một cách dứt khoát để bột được phun ra

 

 

Các bước sử dụng bình chữa cháy này tương đối đơn giản nên người dùng có thể ghi nhớ để thực hành chính xác, triệt tiêu gốc rễ ngọn lửa và dập tắt đám cháy nhanh nhất có thể.

 

1.4. Một số lưu ý trong quá trình chữa cháy bằng bình bột

 

- Người dùng bình cần lưu ý giữ bình cách đám cháy ít nhất 1,5m nhằm hạn chế sức nóng và sự chuyển hướng bất ngờ của ngọn lửa

 

- Khi phun bột cần điều chỉnh lực bóp van bình để kiểm soát lượng bột

 

- Nếu sức phun dần yếu đi thì bạn nên đưa loa phun gần hơn dập tắt hoàn toàn đám cháy

 

2. Thông tin tổng quan và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2 

 

cấu tạo của bình chữa cháy khí

 

2.1. Cấu tạo của bình chữa cháy CO2

 

Một chút khác biệt so với bình sử dụng bột, bình CO2 có cấu tạo cơ bản gồm:

 

 

Cấu tạo của bình chữa cháy khí

Bộ phận

Chức năng

1. Vỏ bình

Vỏ bình có kết cấu đúc chắc chắn, không bị thoát khí giúp giữ CO2 được ổn định trong thời gian dài

2. Van xả

Van xả chịu trách nhiệm kích hoạt để khí CO2 được đẩy ra ngoài, kìm hãm và triệt tiêu O2

3. Chốt kẽm an toàn

Phần chốt an toàn cũng hạn chế việc chất chữa cháy thoát ra ngoài dẫn đến làm hư hỏng bình khi chưa sử dụng

4. Loa phun

Vòi phun hỗ trợ quá trình định hướng khí chữa cháy và dập tắt ngọn lửa

 

 

Ở bình cứu hỏa khí CO2, bộ phận đồng hồ đo áp đã được lược bỏ vì bản thân chất chữa cháy khí CO2 cũng là khí đẩy được nén với áp suất cao, không như bột là chất rắn thì sẽ cần phải có khí đẩy đi kèm. Tổng quan thì các bộ phận bình đều có vai trò riêng tạo tiện ích hàng đầu bảo đảm an toàn cho người dùng.

 

2.2. Tiện ích của bình chữa cháy CO2 

 

Bình CO2 dùng để dập tắt các đám cháy vừa phát sinh với quy mô nhỏ. Khi kịp thời kiểm soát ngọn lửa sẽ hạn chế được thiệt hại ở mức tối thiểu nên người dùng cần lưu ý sử dụng bình chữa cháy một cách hiệu quả. Đám cháy do chất lỏng, khí, rắn, đám cháy điện hoặc đám cháy trong phòng kín rất cần sử dụng bình này.

 

Quy mô hỏa hoạn là một trong những vấn đề đáng lo ngại trong công tác xử lý đám cháy nên cần hạn chế ở mức tối thiểu. Nếu kịp thời dập tắt đám cháy ngay từ đầu thì có thể giảm thiểu hậu quả thấp nhất. Vì vậy, người dùng cần hiểu rõ cách sử dụng bình chữa cháy để phát huy tốt nhất tiện ích của bình.

 

2.3. Hướng dẫn dùng bình chữa cháy CO2 

 

Trình tự sử dụng bình chữa cháy không quá phức, thậm chí cũng đơn giản hơn bình bột, cụ thể các bước như sau:

 

 

Các bước sử dụng bình chữa cháy khí

Trình tự các bước

Hành động thực hiện

Bước 1

Cẩn thận di chuyển bình tới gần khu vực cháy

Bước 2

Chọn vị trí phù hợp và hướng loa phun vào gốc ngọn lửa

Bước 3

Giật chốt kẽm an toàn

Bước 4

Bóp mạnh mỏ vịt để van được mở tối đa

 

 

Vì là chất chữa cháy là khí nên bước xóc bình sẽ không cần thiết, chưa kể nếu thực hiện hành động này thì khả năng nổ bình sẽ xảy ra vì bên trong đều là khí nén với áp suất cao.

 

2.4. Một số lưu ý trong quá trình chữa cháy bằng bình khí CO2

 

- Luôn duy trì khoảng cách an toàn ít nhất 0,5m để đảm bảo được tầm phun và không bị ảnh hưởng bởi lửa.

 

- Khi tiếp cận đám cháy, bạn cần chọn một vị trí thoáng và có hướng phun rộng nhất có thể.

 

- Không cầm hay đặt tay lên đầu loa phun vì sau khi van bình mở, áp suất bên trong và bên ngoài sẽ có sự chênh lệch nên CO2 lỏng thoát ra ngoài ở dạng tuyết thán khí. Nhiệt độ của CO2 lúc này có thể lạnh xuống mức -79oC nên sẽ rất dễ bị bỏng lạnh.

 

- Bạn nên phun đến khi đám cháy tắt hẳn để đảm bảo ngọn lửa không thể tiếp tục bùng lên.

 

3. Thông tin tổng quan và hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy bọt Foam

 

cấu tạo của bình chữa cháy bọt

 

3.1. Cấu tạo bình chữa cháy bọt Foam

 

Loại này sẽ có cấu tạo cơ bản tương tự với bình bộ, cụ thể như sau:

 

 

Cấu tạo của bình chữa cháy bọt

Bộ phận

Chức năng

1. Vỏ bình

Vỏ bình có cấu tạo khép kín, giữ cho bọt lỏng và khí nén bên trong không bị thoát ra, đảm bảo khả năng lưu trữ dài hạn

2. Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp thông báo áp suất bên trong đang ở mức ổn định hay nguy hiểm, từ đó có thể dễ dàng xử lý, đảm bảo an toàn 

3. Van xả

Van xả sẽ thúc đẩy khí nén và đưa bọt chữa cháy ra ngoài, bao phủ và làm mát toàn bộ khu vực cháy

4. Chốt kẽm an toàn

Thông qua chốt an toàn, bạn có thể linh hoạt xả áp suất khí bên trong khi đồng hồ đo ở mức nguy hiểm

5. Vòi phun

Vòi phun giúp định hướng và phân tán bọt chữa cháy trên phạm vi diện rộng, mang lại hiệu quả bảo phủ tối đa

 

 

Mỗi bộ phận của bình bọt đều được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc. Khả năng dập tắt và kiểm soát đám cháy của loại bình bọt cũng rất hiệu quả. Tùy thuộc vào mục tiêu cần bảo vệ mà bạn có thể cân nhắc và lựa chọn sử dụng loại bình chữa cháy phù hợp nhất cho mình.

 

3.2. Công dụng của bình chữa cháy bọt

 

- Tính đa dụng của bình cứu hỏa bọt rất cao vì nó có thể ngăn chặn hầu hết các đám cháy phổ biến nhất với hiệu quả cao.

 

- Đối với đám cháy điện thì bình bọt cần phải được thiết kế với khả năng cách điện và được khuyến cáo từ nhà sản xuất.

 

- Bọt foam không độc hại, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, vì được cấu tạo từ nước, không khí và bọt cô đặc nên chất này hoàn toàn lành tính, không tạo ra sự ăn mòn đối với các vật liệu và thiết bị trong nhà.

 

3.3. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy bọt

 

Chữa cháy bằng bình bọt cũng cực kỳ đơn giản, các bước như sau:

 

 

Các bước sử dụng bình chữa cháy bọt

Trình tự các bước

Hành động thực hiện

Bước 1

Di chuyển bình tới gần đám cháy

Bước 2

Chọn vị trí đứng bao quát và hướng vòi phun vào đám cháy

Bước 3

Mở chốt kẽm an toàn

Bước 4

Bóp mỏ vịt để van được mở và khí đẩy sẽ đưa bọt ra ngoài

 

 

Nhìn chung thì các bước để kích hoạt và sử dụng bình chữa cháy không khác gì nhau, quan trọng là những lưu ý riêng đối với mỗi loại bình để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình chữa cháy.

 

3.4. Một số lưu ý trong quá trình chữa cháy bằng bình bọt Foam

 

- Khi đối mặt với đám cháy cùng bình bọt foam, bạn cần giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 1m.

 

- Nếu sử dụng với đám cháy bắt nguồn từ chất lỏng, bạn cần phải bóp mỏ vịt nhẹ nhàng và kiểm soát lượng bọt được phun ra không quá dồn dập. Cùng với đó là phun đều bọt phía trên đầu ngọn lửa, khi đó bọt sẽ rơi xuống xung quanh đám cháy và ngăn không cho ngọn lửa lan rộng.

 

- Đối với đám cháy điện, người chữa cháy cần phải có kiến thức và nền tảng kỹ năng tốt cả về phòng cháy chữa cháy và cả về điện thì mới có thể xử lý một cách an toàn với bình bọt, bởi đám cháy điện thực sự rất nguy hiểm. 

 

4. Các vấn đề chung cần lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy 

 

những vấn đề chung cần lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy

 

- Sử dụng bình chữa cháy đúng cách quyết định sự thành công trong việc dập tắt hỏa hoạn. Do đó, người dùng nên đọc kỹ các hướng dẫn, công dụng của bình để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 

 

- Khi phun thì cần phải đợi ngọn lửa tắt hẳn rồi mới ngừng phun nhằm đảm bảo đám cháy đã được kiểm soát. 

 

- Tùy vào kích thước đám cháy mà người dùng có thể chọn vị trí và khoảng cách phù hợp để sử dụng bình. 

 

- Trường hợp các đám cháy ngoài trời thì không nên dùng bình chữa cháy bởi rất khó kiểm soát hướng gió. Nếu buộc phải sử dụng thì bạn nên chọn hướng phun phù hợp tránh làm mở rộng phạm vi ngọn lửa.

 

5. Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy thường xuyên

 

- Bên cạnh việc tìm hiểu cách sử dụng bình chữa cháy thì người dùng cũng cần quan tâm thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng bình thường xuyên. Thời gian kiểm tra và bảo dưỡng tối đa 30 ngày/lần. Nếu không kiểm tra thường xuyên thì rất khó xác định chất lượng cũng như tình trạng bình. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng bình khi có đám cháy.

 

kiểm tra bình chữa cháy thường xuyên

Kiểm tra bình chữa cháy liên tục để đảm bảo hiệu quả sử dụng

 

- Sau khi kiểm tra, bình cần được đặt lại ở vị trí đúng quy định để có thể dễ dàng nhìn thấy và sử dụng trong trường hợp cần thiết. Bình chữa cháy đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo niêm phong, tem mắc và còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình phải còn nguyên vẹn, chắc chắn để giữ các chất chữa cháy bên trong. Tình trạng bình phải luôn ở trạng thái tốt nhất, hoạt động ngay khi cần.

 

- Cách kiểm tra hiệu quả nhất chính là tháo bình chữa cháy kiểm tra tình trạng. Người dùng nên nạp lại bình định kỳ cho bình mới sau 12 tháng và nạp lại sau 6 tháng đối với bình đã nạp. Đây là cách bảo dưỡng bình chữa cháy đảm bảo chất lượng cho việc dập tắt hỏa hoạn.

 

Hiểu và nắm bắt được cách sử dụng bình chữa cháy hiệu quả giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong trường hợp hỏa hoạn. Mỗi thao tác khi có đám cháy đều quan trọng quyết định sinh tử nên bạn cần lưu ý tìm hiểu kỹ. Mong rằng những thông tin trong bài viết có thể hỗ trợ bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay cho GA RAN thông qua những thông tin sau:

 

CÔNG TY TNHH GA RAN

 

Bạn có thể giao dịch, mua hàng trực tiếp tại hai địa chỉ sau:

 

Văn phòng Phú Nhuận: 159/15 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM (gần công viên Gia Định).

Điện thoại: 028 730 600 68 – 028 3997 3844.

Hotline: 0981116168  – 0396000168.

Bản đồ: https://maps.app.goo.gl/noGNNU12nGgnJGzt5

 

Chi Nhánh Quận 12: 75/20/28 Tổ 1 kp1, An Phú Đông, Quận 12, TPHCM (gần ngã tư Ga).

Hotline: 0369069168 – 0329800968.

Bản đồ: https://maps.app.goo.gl/jrNJsrvrbCzjZg6o8

 

Mail: info@garan.com.vn.

Website: pro-pro.com.vn – garan.vn.

bảo hộ GARAN
bình luận trên bài viết “Cách sử dụng bình chữa cháy chính xác, hiệu quả nhất

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục