Cách Nhận Diện Các Nhãn Hóa Chất Nguy Hiểm

Ngày: 09/11/2020 lúc 20:47PM

Khi phải làm trong môi trường có sự xuất hiện của hóa chất thì những biểu tượng cảnh báo luôn xuất hiện ở mọi chỗ mọi nơi. Tuy nhiên để hiểu hết ý nghĩa của chúng thì không phải ai cũng nắm được. Chính vì thế trong bài viết này Garan.vn sẽ bật mí cách nhận diện các nhãn hóa chất nguy hiểm nhé!

1. Ý nghĩa của các biểu tượng cảnh báo hóa chất là gì?

Biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại là các quy định chung của hệ thống hài hòa toàn cầu về cách phân loại cũng như ghi nhãn hóa chất. Biểu tượng này thường được cấu tạo là hình các tượng hình với với nhiều màu sắc khác nhau, ngoài ra nó còn chứa thêm một số thông tin bổ sung.

Mục đích của biểu tượng để cảnh bảo sự nguy hiểm của nơi làm việc, nơi chứa hàng hóa và trong quá trình vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm.

 

>>Click xem ngay: găng tay chống hóa chất chính hãng

 

2. Một số nhãn cảnh báo hóa chất phổ biến

  • Biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại vật lý

Sau đây là những biểu tượng cảnh báo nguy hiểm hóa chất để quý khách hàng có thể tham khảo:

1. Chất nổ: GHS01

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với:

  • Peroxit hữu cơ loại A, B.
  • Chất nổ không ổn định.
  • Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại A, B.
  • Chất nổ thuộc các nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.

2. Dễ cháy: GHS02

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với:

  • Chất rắn dễ cháy, loại 1, 2.
  • Khí ga cháy, loại 1.
  • Chất lỏng dễ cháy, loại 1, 2, 3, 4.
  • Aerosol dễ cháy, loại 1, 2.
  • Chất tự làm nóng và hỗn hợp loại 1, 2.
  • Chất tự phản ứng và hỗn hợp loại B, C, D, E, F.
  • Chất lỏng cháy, loại 3.
  • Chất rắn cháy, loại 3.
  • Chất rắn tự cháy, loại 1.
  • Chất lỏng tự cháy, loại 1.
  • Peroxit hữu cơ loại B, C, D, E, F.
  • Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2, 3.

3. Chất oxi hóa: GHS03

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với:

  • Chất khí oxi hóa, loại 1.
  • Chất lỏng oxi hóa, loại 1, 2, 3.
  • Chất rắn oxi hóa, loại 1, 2, 3.

4. Khí nén: GHS04

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với:

  • Khí hóa lỏng lạnh.
  • Khí nén.
  • Khí hoà tan.

5. Chất ăn mòn kim loại: GHS05

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với chất ăn mòn kim loại 1 và là biểu tượng để cảnh báo sự nguy hiểm về thể chất và sức khỏe.

6. Khí độc: GHS06

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với các loại độc cấp tính, loại 1,2,3 (độc về miệng, hô hấp, da)

7. Nguy hại: GHS07

 

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với:

  • Kích ứng mắt, loại 2A.
  • Kích ứng da, loại 2, 3.
  • Kích ứng đường hô hấp.
  • Mẫn cảm da, loại 1.
  • Độc tính cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, loại 3.
  • Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp), loại 4.
  • Các tác động ma túy.

Biểu tượng này không được sử dụng:

  • Để chỉ kích ứng da hoặc mắt
  • Với ký hiệu “đầu lâu xương chéo”.

8. Nguy hiểm sức khỏe: GHS08

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này được sử dụng với:

  • Tính gây ung thư, loại 1A, 1B, 2.
  • Đột biến nguyên bào, loại 1A, 1B, 2.
  • Mẫn cảm hô hấp, loại 1.
  • Độc tính cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1, 2.
  • Độc tính cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1, 2.
  • Nguy hiểm hít vào, loại 1, 2.
  • Độc tính sinh sản, loại 1A, 1B, 2.
  • Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C.

Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm môi trường

hóa chất nguy hiểm

Biểu tượng này sử dụng cho:

  • Nguy hiểm tức thời cho môi trường thủy sinh, loại 1.
  • Nguy hiểm lâu dài cho môi trường thủy sinh, loại 1, 2.
  • Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất trong vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển các loại hóa chất thì các bạn nên chú ý đến một số biển cảnh báo như sau:

1. Chất nổ: Lớp 1

  • Lớp 1.1 - 1.3

hóa chất nguy hiểm

  • 1.1: Các chất và các vật phẩm có nguy cơ gây nổ hàng loạt.
  • 1.2: Các chất và các vật phẩm có thể bắn ra nhưng không gây nên tình trạng nổ hàng loạt.
  • 1.3: Các chất và các vật phẩm có nguy cơ nổ, cháy nhưng không gây nên nổ hàng loạt.

Cần chú ý dẫu sao trong biển cảnh báo được thay thế bằng tên phân lớp cùng mã tương thích.

  • Phân lớp 1.4

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho chất và vật phẩm cháy nổ nhưng có mối nguy hiểm không lớn.

Chú ý: Dấu sao tùy theo từng trường hợp sẽ thay thế tương thích bằng mã sản phẩm.

  • Phân lớp 1.5

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho chất nhạy cảm và nguy hiểm vì có nguy cơ gây ra nổ hàng loạt.

Chú ý: Dấu sao tùy theo từng trường hợp sẽ thay thế tương thích bằng mã sản phẩm.

  • Phân lớp 1.6

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho chất không nguy hiểm.

Chú ý: Dấu sao tùy theo từng trường hợp sẽ thay thế tương thích bằng mã sản phẩm.

2. Khí gas: Lớp 2

  • Phân lớp 2.1

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho các khí gas dễ cháy và các khí ở nhiệt độ 20 °C cùng áp suất tiêu chuẩn là 101,3 kPa, trong đó:

  • Có phạm vi dễ cháy với không khí ít nhất là 12%, không phụ thuộc vào giới hạn dưới dễ cháy; hoặc:
  • Có thể bắt lửa khi trong hỗn hợp từ 13% trở xuống theo thể tích với không khí.

Ký hiệu thay thế:

hóa chất nguy hiểm

Chú ý biểu tượng, số lượng cùng đường ranh giới có thể thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen

  • Phân lớp 2.2

Sử dụng cho các khí không cháy không độc và các khí:

  • Là chất làm ngạt.
  • Là chất oxi hóa.
  • Không thuộc phân lớp khác

Ký hiệu thay thế:

hóa chất nguy hiểm

Chú ý biểu tượng, số lượng cùng đường ranh giới có thể thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.

  • Phân lớp 2.3

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho khí độc và các khí:

  • Là chất độc hại, hoặc có thể ăn mòn với con người do đó gây ra nguy hiểm cho sức khỏe; hoặc:
  • Chất độc hại có giá trị LC 50 bằng hoặc nhỏ hơn 5.000 ml/m(ppm).

3. Các chất lỏng và chất rắn dễ cháy: Lớp 3 và lớp 4

  • Lớp 3

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho chất lỏng dễ cháy là các chất lỏng có độ chớp cháy dưới 60 °C và có khả năng duy trì sự cháy.

Chú ý biểu tượng, số lượng cùng đường ranh giới có thể thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.

  • Phân lớp 4.1

hóa chất nguy hiểm

Biển cảnh báo nguy hiểm hóa chất này sử dụng cho:

  • Chất rắn dễ gây cháy, các chất nổ rắn đã khử nhậy và các chất tự phản ứng.
  • Chất rắn ở điều kiện giao thông vận tải do ma sát nên dễ cháy hoặc có thể gây ra hoặc góp phần vào việc cháy.
  • Chất có khả năng tự phản ứng khi trải qua một sự tỏa nhiệt mạnh.
  • Chất nổ rắn khử nhạy không pha đủ loãng có thể phát nổ.
  • Phân lớp 4.2

hóa chất nguy hiểm

Sử dụng cho

  • Các chất có khả năng bốc cháy tự phát.
  • Các chất  trong điều kiện bình thường có khả năng nung nóng tự phát khi gặp phải giao thông vận tải, hoặc làm nóng khi tiếp xúc với không khí, và sau đó là khả năng bắt lửa.
  • Phân lớp 4.3

Sử dụng cho:

  • Các chất sinh ra các loại khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước.
  • Các chất có khả năng trở thành dễ cháy một cách tự phát hoặc sinh ra các loại khí dễ cháy với số lượng nguy hiểm khi tiếp xúc với nước,.

Chú ý biểu tượng, số lượng cùng đường ranh giới có thể thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen.

3. Lưu ý trang bị các thiết bị bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất

Để đảm bảo điều kiện an toàn cho sức khỏe và tính mạng người lao động khi phải làm các công việc trong một môi trường có chứa hóa chất độc hại thì cần trang bị các thiết bị bảo hộ sau:

  • Quần áo chống hóa chất

Là loại quần áo được thiết kế chắc chắn, kín đáo với mũ trùm đầu, có khả năng chống nước, chống ngấm và chống sự thẩm thấu của hóa chất.

 

Quần áo chống cháy, chống hóa chất ,bụi axit, kiềm thủy ngân

quần áo chống hóa chất

 

 

Bộ quần áo chống hóa chất Excia T5-200. Giá 89K

Bộ quần áo chống hóa chất Excia T5-200

 

Quần áo bảo hộ chống hóa chất nhẹ cấp II

Quần áo bảo hộ chống hóa chất nhẹ cấp II

 

  • Găng tay chống lại hóa chất

Là găng tay trùm kín toàn bộ bàn tay và ngón tay với khả năng chống sự va chạm, sự thẩm thấu của hóa chất và sự ăn mòn của các loại hóa chất có chứa thành phần hóa học nồng độ mạnh.

 

Găng Tay Chống Hóa Chất Nitrile Ansell 37-176

Găng Tay Chống Hóa Chất Nitrile Ansell 37-176

 

Găng tay cao su chống hóa chất Excia CT135. Giá chỉ 35K

Găng tay cao su chống hóa chất Excia CT135

 

Găng tay cao su Nitrile chống hóa chất dài 66cm

Găng tay cao su Nitrile chống hóa chất dài 66cm

 

Là một sản phẩm có khả năng chống lại mọi khí độc gây ảnh hưởng đến đường hô hấp cũng như lớp niêm mạc của mắt.

 

Mặt nạ phòng độc 3M 6800

hóa chất nguy hiểm

 

Mặt nạ phòng độc một phin lọc Dobu DM-22

 

  • Giày chống hóa chất

Là dòng sản phẩm giày bảo hộ được sản xuất từ da cao cấp. Phần đế bằng cao su rất cứng và dày với khả năng chống tĩnh điện. Đặc biệt lót đế có cấu tạo bằng thép kết hợp cùng mũi giày bằng hợp kim có khả năng chống xuyên, chống sự va đập tuyệt đối.

Tập thể nhân viên GARAN

Với những khắc chống lại ma sát nằm ở phần đế thì sản phẩm sẽ giúp cho những người lao động không chỉ tránh hóa chất ngấm vào chân mà còn tránh được sự trơn trượt khi làm việc.

Vậy là Garan.vn để nêu xong những nhãn hóa chất cảnh bảo nguy hiểm khi phải làm việc trong môi trường có hóa chất. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và nhiều cách phòng tránh để mang lại sự an toàn tuyệt đối cho bản thân nhé.

Trần Duy Linh
bình luận trên bài viết “Cách Nhận Diện Các Nhãn Hóa Chất Nguy Hiểm

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục