Trong môi trường lao động tiềm ẩn nhiều rủi ro như công trường, nhà máy hay khu công nghiệp, giày bảo hộ lao động đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ đôi chân người lao động khỏi va đập, vật nhọn, trơn trượt và điện giật. Tuy nhiên, việc chọn sai loại giày không phù hợp với công việc hoặc không đạt chuẩn có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu suất làm việc và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ như là một chuyên viên tư vấn chọn giày bảo hộ, giúp bạn nhận diện rõ các tiêu chí quan trọng như chất liệu, tính năng bảo vệ, tiêu chuẩn an toàn quốc tế và tìm ra đôi giày phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của bạn.
1. Các tiêu chí cốt lõi quyết định đôi giày bảo hộ phù hợp
1.1. Tính năng bảo vệ thiết yếu
Các tính năng bảo vệ thiết yếu của giày bảo hộ
- Va đập và dập ngón: Kinh nghiệm chọn giày bảo hộ đầu tiên là cần có mũi giày được gia cố bằng thép hoặc composite, chịu được lực va đập lên đến 200 Joule, giúp bảo vệ ngón chân khỏi vật nặng rơi hoặc va chạm mạnh.
- Chống đâm xuyên: Lớp lót chống đâm xuyên bằng thép hoặc Kevlar dưới đế giày ngăn chặn các vật nhọn xuyên qua, bảo vệ lòng bàn chân trong môi trường có đinh, mảnh vỡ.
- Chống trơn trượt: Đế giày được thiết kế với hoa văn đặc biệt và làm từ vật liệu có độ ma sát cao như PU hoặc cao su, giúp tăng cường độ bám trên các bề mặt trơn trượt.
- Chống tĩnh điện và cách điện: chọn giày bảo hộ cách điện là sự lựa chọn không thể thiếu của các anh kỹ sư điện, người làm liên quan đến điện đó chính là giày chống tĩnh điện giúp ngăn ngừa tích tụ điện tích, phù hợp trong môi trường dễ cháy nổ. Giày cách điện được thiết kế để bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ điện giật trong môi trường làm việc có điện áp cao.
- Chống thấm nước và kháng nước: Giày chống thấm nước được làm từ vật liệu không thấm nước, ngăn nước xâm nhập hoàn toàn. Giày kháng nước có khả năng chịu nước ở mức độ nhất định, phù hợp với môi trường ẩm ướt.
- Chịu nhiệt và chống cháy: Giày được làm từ vật liệu chịu nhiệt cao, thích hợp cho các ngành công nghiệp như luyện kim, hàn cắt, nơi có nhiệt độ môi trường làm việc cao.
- Hấp thụ năng lượng gót chân: Tính năng này giúp giảm áp lực lên gót chân khi di chuyển nhiều, tăng sự thoải mái và giảm mệt mỏi cho người lao động.
Tư vấn chọn giày bảo hộ: Khi chọn giày bảo hộ, bạn nên cân nhắc môi trường làm việc cụ thể để lựa chọn các tính năng phù hợp như chống tĩnh điện, chịu nhiệt hay chống thấm nước. Ngoài ra, ưu tiên thử giày trực tiếp để kiểm tra độ vừa vặn, thoải mái khi di chuyển cả ngày dài.
1.2. Đánh giá sự tương thích với môi trường và tính chất công việc
Sự tương tích của giày trong công việc
- Công trường xây dựng: Môi trường có nhiều vật liệu nặng và sắc nhọn. Giày cần có mũi thép, lớp lót chống đâm xuyên, đế chống trượt và chống thấm nước.
- Xưởng cơ khí: Nơi có nguy cơ va đập và tiếp xúc với dầu mỡ. Giày nên có mũi bảo vệ, đế chống dầu và chống trơn trượt.
- Nhà máy điện tử: Yêu cầu môi trường sạch và kiểm soát tĩnh điện. Giày cần có tính năng chống tĩnh điện và thiết kế nhẹ, thoáng khí.
1.3. Lựa chọn kích thước và độ vừa vặn chính xác
Các bước đo chân:
Bước 1: Đặt một mảnh giấy lên trên sàn nhà
Bước 2: Đặt bàn chân trần ngay ngắn lên trên mặt giấy
Bước 3: Vẽ bàn chân
Bước 4: Phác thảo bàn chân bằng đường thẳng
Bước 5: Đo chiều dài và độ rộng bàn chân
Bảng quy đổi size giày bảo hộ Việt Nam, Jogger, Hans:
Size giày Việt Nam | Size giày Jogger | Size giày Hans | Chiều dài bàn chân(cm) |
36 | 35 |
| 20.7 - 21.3 |
37 | 36 | 235 | 21.4 - 22 |
38 | 37 | 240 | 22.1 - 22.6 |
39 | 38 | 245 | 22.7 - 23.3 |
40 | 39 | 250 | 23.4 - 24 |
40.5 |
| 255 |
|
41 | 40 | 260 | 24.1 - 24.6 |
42 | 41 | 265 | 24.7 - 25.3 |
42.5 |
| 270 |
|
43 | 42 | 275 | 25.4 - 26 |
44 | 43 | 280 | 26.1 - 26.6 |
45 | 44 | 285 | 26.7 - 27.6 |
46 | 45 | 290 | 27.7 - 28.3 |
47 | 46 | 295 | 24.4 - 29 |
48 | 47 |
| 29.1 - 29.6 |
Bảng quy đổi size giày bảo hộ
- Giày bảo hộ là trang thiết bị lao động không thể thiếu cho cả nam và nữ khi làm việc ngoài công trình, công trường. Và để tư vấn chọn giày bảo hộ phù hợp cho bạn, GA RAN khuyên bạn nên chọn đúng size giày.
- Chọn size giày: Nên thử giày với tất thường sử dụng trong công việc, đảm bảo khoảng trống khoảng 1cm giữa ngón chân dài nhất và mũi giày.
- Khoảng thời gian thích hợp để thử giày: Thử giày vào buổi chiều hoặc tối để có kích thước chân chính xác nhất.
→ Xem thêm: Cách đo chiều dài chân và chọn size giày chính xác
1.4. Chất liệu cấu thành và độ bền bỉ
Chất liệu thân giày
- Da thật: Được ưa chuộng nhờ độ bền cao, khả năng chống mài mòn và chịu lực tốt. Da thật cũng có khả năng thoáng khí, giúp chân luôn khô ráo trong quá trình làm việc - một yếu tố quan trọng mà GA RAN luôn ưu tiên trong quá trình tư vấn chọn giày bảo hộ chất lượng.
- Da tổng hợp: Là lựa chọn phổ biến do giá thành hợp lý. Tuy nhiên, so với da thật, da tổng hợp có độ bền và khả năng thoáng khí thấp hơn, dễ bị nứt gãy sau thời gian sử dụng dài.
- Vải công nghiệp: Thường được sử dụng trong các môi trường cần sự nhẹ nhàng và linh hoạt. Tuy nhiên, vải công nghiệp có độ bền và khả năng chống chịu kém hơn so với da.
- Đế giày: Đế PU nhẹ, chống trơn trượt tốt, nhưng tuổi thọ khoảng 3 năm. Đế cao su bền hơn, chịu nhiệt và chống mài mòn tốt, phù hợp với môi trường làm việc khắc nghiệt.
Mũi giày
- Mũi thép: Có khả năng chịu va đập mạnh lên đến 200J trở lên, giúp bảo vệ đầu ngón chân khỏi vật rơi, va đập hoặc tai nạn nặng. Rất phù hợp với các môi trường xây dựng, cơ khí, nhà xưởng có nhiều nguy cơ về va chạm. Theo các chuyên gia tư vấn chọn giày bảo hộ, đây là loại mũi phổ biến nhất.
- Mũi Composite (nhựa tổng hợp): Nhẹ hơn thép, không dẫn điện, không bị nhiễm từ lý tưởng cho người làm việc trong môi trường điện, phòng sạch, sân bay hoặc những nơi có máy quét kim loại.
- Mũi Nano Carbon hoặc sợi thủy tinh: Trọng lượng rất nhẹ, bền, có khả năng cách điện và không bị ăn mòn. Thường có mặt trong các dòng giày bảo hộ cao cấp
Lót chống đâm xuyên (Midsole)
- Lót thép: Chống đâm xuyên vượt trội (≥1100N), rất hiệu quả trong môi trường có đinh, sắt nhọn hoặc mảnh vỡ, độ bền rất cao không bị ảnh hưởng bởi môi trường hóa chất hay nước
- Lót Kevlar (vải không dệt Aramid - vật liệu phi kim, sợi tổng hợp): Nhẹ, linh hoạt, không gỉ, không dẫn điện – phù hợp với môi trường điện, phòng sạch, công việc cần di chuyển linh hoạt.
Đế giày (Outsole)
Tiêu chí | PU | Cao su | TPU |
Trọng lượng | Nhẹ | Nặng | Trung bình |
Độ bền | Trung bình | Cao | Cao |
Chống mài mòn | Tốt | Rất tốt | Rất tốt |
Chống trượt | Tốt | Rất tốt | Rất tốt |
Kháng dầu và hóa chất | Tốt | Rất tốt | Tốt |
Chịu nhiệt | Lên đến 130°C | Lên đến 300°C | Lên đến 100°C |
Độ linh hoạt | Cao | Trung bình | Rất cao |
Độ bền trong môi trường ẩm | Kém (dễ bị thủy phân) | Rất tốt | Tốt |
Giá thành | Thấp | Trung bình | Cao |
Bảng so sánh hiệu năng các loại đế
Đánh giá chi tiết:
- Đế PU (Polyurethane): Độ bền trung bình, khả năng chống trượt cao nhưng khả năng chống dầu mỡ không tốt bằng các loại đế khác. Giá thành hợp lý, phù hợp cho các môi trường công nghiệp nhẹ.
- Đế cao su (Rubber): Được biết đến với độ bền và khả năng chống trượt tốt, đặc biệt thích hợp cho các môi trường làm việc có nhiệt độ cao và tiếp xúc với dầu mỡ. Tuy nhiên, đế cao su thường nặng hơn, khiến giá thành cao hơn so với PU.
- Đế TPU: Thích hợp cho môi trường lạnh, yêu cầu cao về độ linh hoạt và chống mài mòn, nhưng không phù hợp với môi trường nhiệt độ cao.
Lớp lót trong (Insole & Lining)
Miếng lót giày bảo hộ
Lớp lót là phần tiếp xúc trực tiếp với bàn chân, có vai trò thiết yếu trong việc điều hòa độ ẩm, tạo cảm giác êm ái và bảo vệ da khỏi ma sát khi di chuyển nhiều.
Một lớp lót chất lượng cao thường có những đặc điểm sau:
- Khả năng hút ẩm tốt: Giúp thấm hút mồ hôi hiệu quả, giữ cho chân luôn khô thoáng dù phải làm việc trong nhiều giờ liên tục hoặc môi trường nhiệt độ cao.
- Ngăn mùi hôi: Một số loại lót được xử lý kháng khuẩn, khử mùi, hạn chế vi khuẩn sinh sôi gây mùi khó chịu.
- Thoáng khí và mềm mại: Tăng sự thoải mái cho người mang, hạn chế phồng rộp, đau nhức khi đứng hoặc đi lại nhiều.
- Lớp lót tháo rời: Một số mẫu giày bảo hộ cao cấp cho phép tháo rời lớp lót để vệ sinh, thay thế dễ dàng, duy trì cảm giác sạch sẽ lâu dài.
Các vật liệu phổ biến:
- EVA: Êm, nhẹ, hấp thụ sốc tốt, nhưng dễ bị lún sau thời gian dài.
- Mesh foam: Thoáng khí, thoát ẩm nhanh, độ bền trung bình.
- Polyester: Kháng khuẩn, chống mùi, dễ vệ sinh, bền hơn foam.
- Cotton: Êm ái, hút ẩm tốt nhưng dễ mục, ít dùng trong giày bảo hộ hiện đại.
1.5. Ưu điểm của thiết kế giày bảo hộ trọng lượng nhẹ
Giày bảo hộ truyền thống thường khá nặng do cấu tạo nhiều lớp và vật liệu bảo vệ. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là thiết kế giày bảo hộ nhẹ nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Việc giảm trọng lượng giày mang lại nhiều lợi ích:
- Giảm mệt mỏi khi di chuyển: Trọng lượng nhẹ giúp người lao động di chuyển linh hoạt hơn, giảm áp lực lên cổ chân, đầu gối và lưng.
- Tăng hiệu suất làm việc: Khi không bị cản trở bởi sự nặng nề của giày, người lao động có thể thao tác nhanh nhẹn, chính xác và bền bỉ hơn.
- Thích hợp cho môi trường năng động: Đặc biệt phù hợp với công việc phải đi lại nhiều như kho bãi, logistic, kỹ thuật viên, bảo trì, vận chuyển,…
Những đôi giày sử dụng vật liệu mũi composite, lót Kevlar, đế PU hoặc EVA là những ví dụ điển hình cho thiết kế nhẹ nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn bảo hộ cao.
2. Hiểu rõ các tiêu chuẩn an toàn cho giày bảo hộ
2.1. Tổng quan về các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia
Hệ thống tiêu chuẩn EN ISO 20345 Châu Âu
Trong ngành bảo hộ lao động, tiêu chuẩn giày bảo hộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo sản phẩm đủ khả năng bảo vệ người dùng trước các rủi ro như va đập, đâm xuyên, trơn trượt, hóa chất hay nhiệt độ khắc nghiệt. Hiện nay, các dòng giày bảo hộ chất lượng thường tuân thủ một hoặc nhiều tiêu chuẩn quốc tế như EN ISO 20345 (Châu Âu), ASTM F2413 (Hoa Kỳ), AS/NZS 2210.3 (Úc – New Zealand) và TCVN 2608 (Việt Nam).
Tiêu chuẩn EN ISO 20345:2022 là phổ biến nhất, áp dụng rộng rãi tại hơn 30 quốc gia với các cấp độ bảo vệ từ cơ bản (SB) đến nâng cao (S7), kèm theo hệ thống ký hiệu chức năng như chống đâm xuyên (P), chống tĩnh điện (A), kháng dầu (FO), chống thấm nước (WR), chịu nhiệt (HRO), v.v. Tương tự, tiêu chuẩn ASTM F2413 từ Mỹ và AS/NZS từ Úc – New Zealand cũng đưa ra các yêu cầu chặt chẽ về độ bền, chống va đập, khả năng cách nhiệt và chịu hóa chất. Trong nước, tiêu chuẩn TCVN 2608 vẫn được nhiều đơn vị sử dụng nhằm đảm bảo tối thiểu các yếu tố an toàn trong môi trường làm việc đặc thù tại Việt Nam.
→ Xem thêm: Bài viết các tiêu chuẩn an toàn của giày bảo hộ
2.2. Tại sao cần ưu tiên giày đạt tiêu chuẩn
Được kiểm định chất lượng rõ ràng:
Giày đạt tiêu chuẩn quốc tế như EN ISO 20345, ASTM, TCVN... phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt về độ bền, chống va đập, đâm xuyên, chống trượt, chống tĩnh điện và nhiều yếu tố an toàn khác. Theo các chuyên gia tư vấn chọn giày bảo hộ, những sản phẩm có chứng nhận này luôn là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động trong mọi điều kiện khắc nghiệt.
Đáp ứng yêu cầu an toàn tối thiểu:
- Các tiêu chuẩn như EN ISO 20345 không chỉ là chứng nhận hình thức, mà quy định rõ các ngưỡng bảo vệ cụ thể. Ví dụ: mũi giày chịu lực va đập 200J, đế chống đâm xuyên ≥1100N, khả năng chống trượt theo hệ số bám bề mặt tiêu chuẩn....
- Việc ưu tiên sản phẩm đạt chuẩn là cách chắc chắn nhất để đảm bảo bạn luôn được bảo vệ trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt, từ công trường, xưởng sản xuất đến môi trường điện, hóa, nhiệt.
Tuân thủ quy định pháp luật:
Theo luật an toàn lao động tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đạt chuẩn cho người lao động. Việc sử dụng giày không đạt chuẩn không chỉ làm tăng nguy cơ tai nạn lao động nghiêm trọng, mà còn có thể khiến doanh nghiệp bị xử phạt hành chính. Dựa trên các lời khuyên và sự tư vấn chọn giày bảo hộ từ các chuyên gia, việc đầu tư đúng ngay từ đầu là hành động trách nhiệm – không chỉ bảo vệ người lao động mà còn bảo vệ chính doanh nghiệp khỏi rủi ro pháp lý.
Đầu tư bền vững cho sức khỏe và hiệu suất làm việc:
Không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ an toàn, những đôi giày đạt chuẩn còn được thiết kế với độ bền cao, thoải mái, hỗ trợ giảm đau mỏi, tăng sự tập trung và hiệu suất lao động. Theo đó, đây là một khoản đầu tư thông minh và lâu dài – giúp bạn tránh phải thay giày liên tục hoặc tốn kém chi phí y tế do chấn thương không đáng có.
3. Các loại giày bảo hộ phổ biến và ứng dụng thực tế
3.1. Phân loại theo thiết kế cổ giày
Giày bảo hộ cổ thấp
Giày bảo hộ Jogger AAK S1P Low cổ thấp
- Đặc điểm: Thiết kế gọn nhẹ, phần cổ giày không che mắt cá chân, dễ mang – tháo, tạo sự linh hoạt tối đa cho chuyển động bàn chân.
- Ứng dụng: Phù hợp cho môi trường làm việc trong nhà, ít vật sắc nhọn rơi từ trên cao như kho vận, nhà máy điện tử, xưởng lắp ráp nhẹ.
- Lý do chọn: Tối ưu sự linh hoạt, thoáng khí và giảm mỏi chân – đặc biệt với người thường xuyên phải di chuyển hoặc đứng lâu.
Giày bảo hộ cao cổ
Giày bảo hộ Safety Jogger Speedy S3 cao cổ, chịu nhiệt 300ºC
- Đặc điểm: Có phần cổ giày cao che mắt cá, thường kết hợp lớp đệm quanh cổ để hỗ trợ giữ chân và tránh va chạm.
- Ứng dụng: Dành cho các công việc ngoài trời, công trường xây dựng, khai thác mỏ, công việc trên địa hình gồ ghề.
- Lý do chọn: Bảo vệ mắt cá khỏi chấn thương do xoắn cổ chân, vật nặng rơi, côn trùng cắn, đồng thời giữ ấm khi làm việc trong môi trường lạnh.
3.2. Phân loại theo tính năng chuyên biệt
Giày bảo hộ chống nước
Giày bảo hộ chống nước Safety Jogger Ceres S3
- Tính năng: Sử dụng vật liệu chống thấm như da phủ PU, sợi polyester có màng chống nước, kết hợp đế đúc kín (sealed outsole).
- Ứng dụng: Phù hợp với ngành xây dựng, cầu đường, logistics ngoài trời hoặc ngành thuỷ sản.
- Lý do chọn: Tránh nước ngấm gây ẩm chân, nhiễm nấm, hư đế, và bảo vệ sự khô ráo, an toàn trong môi trường ẩm.
Giày bảo hộ chống tĩnh điện
Tiêu chuẩn chống tĩnh điện Antistatic và ESD trên giày bảo hộ
- Tính năng: Tản điện tích từ cơ thể xuống đất qua đế giày, thường dùng đế PU đặc biệt hoặc có sợi carbon dẫn điện.
- Ứng dụng: Cần thiết trong các nhà máy điện tử, sản xuất vi mạch, phòng sạch – nơi điện tích có thể phá hủy thiết bị.
- Lý do chọn: Ngăn ngừa phóng điện tĩnh (ESD) gây hư linh kiện, đảm bảo an toàn cho thiết bị nhạy cảm.
Giày bảo hộ cách điện
Giày cách điện 6KV Titan Safety Elan
- Tính năng: Đế và phần thân giày làm từ vật liệu không dẫn điện như cao su, PU nguyên chất, composite – đạt tiêu chuẩn ASTM F2413 hoặc TCVN 2606.
- Ứng dụng: Công nhân điện lực, thi công hệ thống điện trung/cao thế, bảo trì đường dây, trạm biến áp.
- Lý do chọn: Ngăn dòng điện truyền từ mặt đất qua cơ thể, tránh bị điện giật khi vô tình chạm thiết bị hở điện.
Giày bảo hộ mũi thép
Giày bảo hộ Jogger Bestrun S3 mũi thép
- Tính năng: Thiết kế thấp cổ giúp linh hoạt, mũi thép chịu va đập ≥200J bảo vệ ngón chân, đế PU hoặc cao su chống trơn trượt, chống dầu.
- Ứng dụng: Phù hợp ngành cơ khí, kho vận, sản xuất – nơi cần di chuyển nhiều và bảo vệ cơ bản.
- Lý do chọn: Nhẹ, thoải mái, đạt tiêu chuẩn an toàn (EN ISO 20345), giá thành hợp lý, dễ sử dụng hằng ngày.
4. Giới thiệu các giải pháp giày bảo hộ chất lượng từ GA RAN
Bảo Hộ GA RAN - Nhà cung cấp giày bảo hộ uy tín hàng đầu
Bảo hộ GA RAN là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị bảo hộ lao động tại Việt Nam, với hơn 20 năm cung cấp và tư vấn chọn giày bảo hộ cùng với sự am hiểu sâu sắc về tiêu chuẩn an toàn quốc tế và trong nước. Giày bảo hộ là thế mạnh nổi bật của GA RAN, được hàng nghìn doanh nghiệp, kỹ sư và công nhân tin tưởng lựa chọn nhờ chất lượng vượt trội, độ bền cao và khả năng đáp ứng đa dạng môi trường làm việc.
GA RAN phân phối nhiều dòng sản phẩm từ các thương hiệu quốc tế như Safety Jogger (Bỉ), Ziben (Hàn Quốc), Kingsman (Úc) đến dòng GA RAN Safety nội địa. Với dịch vụ tư vấn chuyên sâu, hệ thống phân phối toàn quốc và cam kết sản phẩm đạt chuẩn EN ISO 20345, ASTM và TCVN. GA RAN là lựa chọn tin cậy cho mọi nhu cầu giày bảo hộ lao động.
#1. Giày bảo hộ Safety Jogger Lightstar S1PS
Giày bảo hộ Safety Jogger Lightstar S1PS
Tính năng bảo vệ nổi bật:
- Mũi giày composite: Chống dập ngón, không chứa kim loại, cách điện và nhẹ hơn thép.
- Lót chống đinh Aramid: Chống đâm xuyên vượt trội, không bị gỉ, đàn hồi tốt.
- Đế EVA/Cao su (NBR): Chịu nhiệt, chống trượt SRC, chống dầu và mài mòn.
- Chống tĩnh điện ESD: Bảo vệ thiết bị điện tử, phòng tránh cháy nổ do phóng điện.
- Hấp thụ sốc gót chân (E): Giảm chấn động, hạn chế mỏi chân khi đứng lâu hoặc di chuyển nhiều.
- Không kim loại: Dễ dàng đi qua cổng từ, thích hợp cho môi trường an ninh cao.
Chất liệu sử dụng:
- Thân giày: Da tổng hợp kết hợp vải dệt – thoáng khí, bền, dễ vệ sinh.
- Lớp lót: Vải lưới kết hợp SJ Foam – êm ái, hút ẩm tốt, chống mùi.
- Đế: EVA/Cao su – bền, nhẹ, linh hoạt, bám tốt nhiều bề mặt.
Môi trường làm việc phù hợp:
- Công trường xây dựng, nhà xưởng cơ khí, khu công nghiệp, kho hàng, sân bay, môi trường dễ phát sinh tĩnh điện.
- Với trọng lượng nhẹ và thiết kế thể thao, sản phẩm cũng phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như leo núi, cắm trại hoặc công việc cần di chuyển linh hoạt cả ngày.
Lợi ích mang lại:
- Bảo vệ toàn diện chân người dùng khỏi va đập, vật nhọn, điện tích và trơn trượt.
- Tối ưu sự thoải mái trong thời gian dài, giảm mỏi và tăng hiệu quả công việc.
Khi làm việc trong môi trường đòi hỏi an ninh cao và dễ phát sinh tĩnh điện, hãy ưu tiên chọn giày bảo hộ không chứa kim loại, có tính năng chống tĩnh điện ESD và đế chống trượt SRC để bảo vệ bản thân và thiết bị. Đồng thời, chọn giày nhẹ, có khả năng hấp thụ sốc để giảm mỏi chân khi phải di chuyển hoặc đứng lâu.
#2. Giày bảo hộ Hàn Quốc Hans HS77
Giày bảo hộ Hàn Quốc Hans HS77
Tính năng bảo vệ nổi bật:
- Cách điện 14kV: Bảo vệ an toàn tuyệt đối khi làm việc trong môi trường điện.
- Đế cao su Pyrone: Chống trượt vượt trội, bám tốt trên giàn giáo, sàn trơn, đảm bảo độ thăng bằng.
- Thiết kế núm vặn thông minh: Thay thế dây giày truyền thống, dễ điều chỉnh, tiện lợi và chắc chắn hơn.
- Kiểu dáng thể thao: Linh hoạt sử dụng cả trong công việc lẫn đời sống thường ngày.
Chất liệu sử dụng:
- Thân giày: Aldo kết hợp lưới thông thoáng, nhẹ, thoải mái.
- Đế: Cao su Pyrone đàn hồi tốt, chống mài mòn, chịu điện áp cao.
Môi trường làm việc phù hợp:
Công việc liên quan đến điện - điện lực, thi công giàn giáo, bảo trì hệ thống điện công nghiệp hoặc môi trường cần tính ổn định và an toàn cao về điện áp.
Lợi ích mang lại:
- Bảo vệ người lao động trước nguy cơ rò rỉ điện.
- Thiết kế năng động, dễ sử dụng giúp tăng hiệu quả và tính cơ động khi làm việc.
- Giảm nguy cơ trượt ngã nhờ đế cao su bám tốt.
- Thoải mái suốt ngày dài làm việc nhờ chất liệu thoáng và nhẹ.
Khi làm việc trong môi trường điện hoặc trên giàn giáo, nên chọn giày bảo hộ có tính năng cách điện cao và đế chống trượt chắc chắn để đảm bảo an toàn tối đa. Đồng thời, ưu tiên những mẫu giày có thiết kế tiện lợi, dễ điều chỉnh để tăng sự thoải mái và linh hoạt trong quá trình làm việc.
#3. Giày bảo hộ thể thao Voltan cách điện 6KV
Giày bảo hộ thể thao Voltan cách điện 6KV
Tính năng bảo vệ nổi bật:
- Cách điện 6kV: Bảo vệ người dùng trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện.
- Mũi Composite: Chống dập ngón, không dẫn điện, nhẹ hơn mũi thép.
- Lót Kevlar: Chống đâm xuyên, bảo vệ bàn chân khỏi vật nhọn.
- Đế PU 2 lớp: Chống trơn trượt, kháng dầu mỡ, bền và linh hoạt.
- Thoáng khí – Êm chân: Phù hợp sử dụng cả ngày không gây bí bức hay đau mỏi.
Chất liệu sử dụng:
- Thân giày: Thiết kế thể thao bằng chất liệu tổng hợp thoáng nhẹ.
- Mũi giày: Composite.
- Lót giữa: Kevlar chống đâm xuyên.
- Đế ngoài: PU đúc 2 lớp với rãnh sâu chống trượt.
Môi trường làm việc phù hợp:
- Kỹ sư, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, công trường, xưởng cơ khí, điện lực, khu chế xuất.
- Ngoài công việc, kiểu dáng thể thao cho phép dễ dàng kết hợp mặc đi chơi, di chuyển ngoài trời.
Lợi ích mang lại:
- Bảo hộ toàn diện: Cách điện, chống dập ngón, chống trượt, chống đinh.
- Thiết kế thể thao, thời trang: Vừa bảo vệ vừa đảm bảo thẩm mỹ.
- Trọng lượng nhẹ (450g/chiếc): Giảm mỏi chân, nâng cao hiệu suất làm việc.
- Độ bền cao, hiệu quả lâu dài: Tiết kiệm chi phí thay mới.
Cách chọn giày bảo hộ phù hợp nhất cho công việc trong khu công nghiệp hay công trường đó là hãy ưu tiên những mẫu giày có mũi composite nhẹ và không dẫn điện, đế chống trơn trượt, lót chống đâm xuyên để bảo vệ toàn diện. Đồng thời, chọn kiểu dáng thoáng khí, nhẹ để đảm bảo sự thoải mái khi mang cả ngày dài.
#4. Giày bảo hộ Nepa GT 44
Giày bảo hộ Nepa GT 44
Tính năng bảo vệ nổi bật:
- Mũi thép: Chống dập ngón hiệu quả trong môi trường va chạm mạnh.
- Lót thép chống đinh: Bảo vệ bàn chân khỏi vật nhọn xuyên thủng.
- Đế PU + Thép chịu lực: Chống trượt, kháng dầu, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
- Khả năng chống nước nhẹ: Thích hợp làm việc trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhẹ.
Chất liệu & thiết kế:
- Thân giày: Da lộn bền, đẹp, chống thấm nước nhẹ.
- Lót trong: Vải xốp mềm, tạo cảm giác êm ái khi mang lâu.
- Kiểu dáng: Cổ lửng thể thao, có dây buộc, năng động - dễ phối đồ.
- Trọng lượng: 1.36kg (cặp) chắc chắn, vẫn linh hoạt khi di chuyển.
Môi trường làm việc phù hợp:
- Công trường xây dựng, xưởng cơ khí, khu công nghiệp, hầm mỏ.
- Các công việc yêu cầu vận động nhiều như khuân vác, buôn bán hàng hóa.
- Thích hợp cả khi đi chơi, phượt, dã ngoại nhờ thiết kế trẻ trung, thể thao.
Lợi ích mang lại:
- Bảo hộ toàn diện: Chống dập ngón, chống đâm xuyên, chống trượt, chống nước nhẹ.
- Thiết kế thể thao - thời trang: Có thể sử dụng linh hoạt từ đi làm đến đi chơi.
- Thoải mái khi sử dụng: Lót xốp mềm, cổ lửng giữ vững cổ chân mà không gò bó.
Tư vấn chọn giày bảo hộ: Khi làm việc trong môi trường đòi hỏi bảo vệ tối đa như công trường xây dựng hoặc hầm mỏ, hãy chọn giày có mũi thép và lót thép chống đinh để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Đồng thời, ưu tiên thiết kế có khả năng chống nước nhẹ và đế chống trượt để duy trì sự an toàn khi di chuyển trong điều kiện ẩm ướt hoặc địa hình phức tạp.
Bảo hộ GA RAN cam kết toàn bộ sản phẩm giày bảo hộ phân phối đều đạt đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn quốc tế như EN ISO 20345 (châu Âu), ASTM (Mỹ), AS/NZS (Úc – New Zealand) cũng như tiêu chuẩn Việt Nam TCVN. Đây là minh chứng cho chất lượng và độ an toàn vượt trội mà GA RAN mang đến cho người lao động. Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của GA RAN luôn sẵn sàng đồng hành, phân tích nhu cầu thực tế và ngân sách của từng khách hàng để đưa ra giải pháp giày bảo hộ phù hợp, hiệu quả và tối ưu nhất.
5. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản giày bảo hộ đúng cách
Vệ sinh giày bảo hộ đúng cách
Giày bảo hộ là người bạn đồng hành không thể thiếu trong môi trường làm việc đòi hỏi an toàn cao. Để đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu và kéo dài tuổi thọ sản phẩm, việc sử dụng và bảo quản giày bảo hộ đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn chăm sóc đôi giày của mình tốt nhất.
5.1. Lưu ý quan trọng khi bắt đầu sử dụng giày bảo hộ mới
Khi mới nhận giày bảo hộ, bạn nên kiểm tra kỹ từng chi tiết như đế, mũi giày, dây giày và phần lót để đảm bảo không có lỗi hay hư hỏng do sản xuất. Việc chọn đúng kích cỡ phù hợp với chân sẽ giúp tránh các tổn thương không mong muốn như phồng rộp hoặc đau nhức khi sử dụng. Đồng thời, khi thắt dây giày, hãy siết vừa đủ để cố định chân mà không quá chật, tránh cản trở tuần hoàn máu và gây khó chịu. Lời tư vấn chọn giày bảo hộ của GA RAN là nên ưu tiên những mẫu có thiết kế ôm chân, vật liệu nhẹ và thoáng khí, đồng thời thử đi lại vài bước để chắc chắn giày không gây đau hoặc cấn chân trước khi sử dụng lâu dài.
5.2. Quy trình vệ sinh và làm sạch giày bảo hộ định kỳ
- Bụi bẩn, mồ hôi, dầu mỡ tích tụ lâu ngày không chỉ làm giảm tuổi thọ giày mà còn ảnh hưởng đến các tính năng bảo vệ như chống trượt, chống thấm. Bạn nên vệ sinh giày bảo hộ định kỳ bằng khăn ẩm hoặc bàn chải mềm, tránh sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh dễ gây hư hỏng vật liệu.
- Sau khi làm sạch, hãy phơi giày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm biến dạng hoặc bạc màu giày. Ngoài ra, việc làm sạch phần lót bên trong cũng giúp ngăn ngừa mùi hôi và vi khuẩn phát triển, giữ cho đôi chân luôn khô thoáng và an toàn.
5.3. Cách bảo quản giày khi không sử dụng
- Khi không mang giày, bạn nên đặt giày ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để giày ở những nơi ẩm ướt hoặc gần nguồn nhiệt cao như bếp, lò sưởi vì có thể làm biến dạng và giảm tuổi thọ giày. Có thể nhét giấy báo hoặc túi hút ẩm vào bên trong để giữ form giày và hút ẩm, tránh nấm mốc.
- Ngoài ra, không nên xếp chồng nhiều đôi giày lên nhau, đặc biệt là những đôi giày bảo hộ cứng cáp, vì điều này có thể làm méo mó hoặc hư hại đế giày.
5.4. Dấu hiệu cần thay thế giày bảo hộ
Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn cần có tư vấn chọn giày bảo hộ và ngưng mua khi phát hiện các dấu hiệu sau:
- Đế giày bị mòn, mất độ bám gây trơn trượt nguy hiểm khi làm việc.
- Mũi giày bị nứt, móp méo làm mất khả năng bảo vệ chống va đập và đâm xuyên.
- Lớp lót bên trong rách hoặc mất khả năng chống sốc khiến người dùng cảm thấy khó chịu.
- Dây giày, khóa giày hỏng không thể giữ chặt chân khi làm việc.
- Giày có mùi hôi khó chịu, dấu hiệu giày đã xuống cấp và không còn vệ sinh.
Chú ý: Thay thế giày bảo hộ kịp thời không chỉ đảm bảo an toàn cho đôi chân mà còn giúp bạn duy trì hiệu suất làm việc tốt nhất.
→ Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh giày bảo hộ đúng cách, giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng
Lựa chọn đúng giày bảo hộ lao động không chỉ đảm bảo an toàn mà còn là yếu tố quan trọng giúp người lao động làm việc hiệu quả, thoải mái và bền bỉ. Một đôi giày đạt chuẩn quốc tế, vừa vặn và phù hợp với môi trường sẽ giảm thiểu rủi ro tai nạn như đâm xuyên, trơn trượt, hóa chất, đồng thời bảo vệ sức khỏe và tăng năng suất. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, GA RAN cung cấp giày bảo hộ chính hãng đạt chuẩn EN ISO 20345, ASTM, AS/NZS và TCVN, đa dạng mẫu mã, phù hợp mọi ngành nghề. Đội ngũ tư vấn chọn giày bảo hộ chuyên nghiệp, hàng luôn sẵn kho, dịch vụ hậu mãi tận tâm. GA RAN cam kết là người bạn đồng hành đáng tin cậy của cá nhân và doanh nghiệp trên hành trình xây dựng môi trường lao động an toàn và bền vững.