Hướng Dẫn Chọn Găng Tay Chống Hóa Chất Phù Hợp Cho Công Việc

Ngày: 09/07/2024 lúc 13:45PM

Sử dụng găng tay chống hóa chất là biện pháp bảo hộ lao động vô cùng quan trọng trong những môi trường làm việc đặc thu. Tuy nhiên, với sự đa dạng về loại hóa chất và mức độ nguy hiểm khác nhau, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp không hề đơn giản. 

 

Tại bài viết này, GA RAN sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng găng tay bảo hộ chống hóa chất trong công việc.

 

Găng tay chống hóa chất là giải pháp bảo vệ đôi tay an toàn khi làm việc trong môi trường đặc thù

Găng tay chống hóa chất là giải pháp bảo vệ đôi tay an toàn khi làm việc trong môi trường đặc thù

 

1. Đặc Điểm Của Găng Tay Chống Hóa Chất Là Gì?

 

Găng tay chống hóa chất là loại vật dụng bảo hộ quan trọng, chúng có đặc điểm nhận dạng riêng biệt so với găng tay cao su thông thường. Cụ thể là chất liệu dày hơn, độ bền cao và được làm từ những vật liệu đặc biệt như nitrile, neoprene hoặc butyl.

 

Không chỉ vậy, bề mặt găng tay thường có hoa văn chống trơn trượt và màu sắc đặc trưng như xanh dương, xanh lá hoặc đen. Quan trọng, trên mỗi sản phẩm luôn có ký hiệu bảo hộ hóa chất, như biểu tượng tiêu chuẩn kèm theo chữ cái về loại hóa chất phù hợp sử dụng.

 

Găng tay chống hóa chất dùng trong ngành nào? Chúng có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp hóa chất, y tế, nông nghiệp, xử lý chất thải, dầu khí,... Do đó, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng hóa chất mà người lao động tiếp xúc là rất quan trọng và cần thiết.

 

2. Công Dụng Găng Tay Chống Hóa Chất Là Gì?

 

Găng tay chống hóa chất có một số công dụng chính sau:

 

- Bảo vệ da tay khỏi tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại.

 

- Ngăn ngừa bỏng hóa chất, kích ứng da và các tác động có hại khác.

 

- Giảm nguy cơ hấp thụ hóa chất qua da vào cơ thể.

 

- Đảm bảo an toàn khi làm việc với các dung dịch hóa học trong phòng thí nghiệm hoặc môi trường công nghiệp.

 

- Bảo vệ người lao động trong các công việc liên quan đến dầu mỡ, dung môi, axit, kiềm và các hóa chất khác.

 

- Đáp ứng các yêu cầu an toàn lao động khi làm việc với hóa chất.

 

3. Hướng Dẫn Cách Chọn Găng Tay Chống Hóa Chất Phù Hợp Công Việc

 

Hiện nay, găng tay chống hóa chất dùng cho xăng hay bất cứ lĩnh vực khác khi lựa chọn đều phải lưu ý các vấn đề quan trọng sau đây:

 

3.1. Xác định loại hóa chất tiếp xúc găng tay

 

Các ký hiệu từ A đến L trên găng tay chống hóa chất giúp người dùng nhanh chóng xác định khả năng bảo vệ cụ thể của găng tay đối với các nhóm hóa chất khác nhau:

Ký hiệuNhóm hóa chấtTác dụng
ARượuBảo vệ khỏi các loại cồn như ethanol, methanol
BXetonChống lại acetone và các hợp chất tương tự
CNitrileBảo vệ khỏi các hợp chất nitrile
DDung môi clo hóaChống lại chloroform và các chất tương tự
EHóa chất gốc lưu huỳnhBảo vệ khỏi các hợp chất chứa lưu huỳnh
FDung môi vòng thơmChống lại benzen và các chất tương tự
GAminBảo vệ khỏi các hợp chất amin
HEteChống lại các loại ete
IEsterBảo vệ khỏi các hợp chất ester
JHợp chất béoChống lại dầu mỡ và các chất béo
KKiềmBảo vệ khỏi các dung dịch kiềm mạnh
LAcidChống lại các loại axit

 

Hiểu được các ký hiệu này sẽ giúp người sử dụng chọn được cho mình đôi găng tay phù hợp cho từng loại công việc và môi trường hóa chất cụ thể, đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

 

Khi lựa chọn cần xác định chính xác loại hóa chất sẽ tiếp xúc

Khi lựa chọn cần xác định chính xác loại hóa chất sẽ tiếp xúc

 

3.2. Lưu ý về tính năng của găng tay bảo vệ chống hóa chất

 

Ngoài khả năng chống hóa chất, bạn cũng cần lưu ý đến các tính năng khác của găng tay để đảm bảo sự phù hợp với công việc của mình. Cụ thể:

 

- Độ trơn trượt: Đối với công việc yêu cầu khả năng cầm nắm tốt, găng tay có độ chống trơn trượt thấp sẽ phù hợp hơn. Ví dụ, găng tay bằng cao su lưu hóa sẽ có độ chống trơn trượt cao hơn so với găng tay bằng nitrile hoặc vinyl.

 

- Độ linh hoạt và thoáng khí: Dù có bảo vệ tốt đến đâu, nếu găng tay quá cứng hay kém thoáng khí thì làm việc lâu sẽ không thoải mái. Thế nên, những chiếc găng tay linh hoạt, thoáng mát vẫn là lựa chọn hàng đầu.

 

- Kích cỡ phù hợp: Ví dụ: găng tay chống hóa chất phòng thí nghiệm phải vừa vặn với kích cỡ bàn tay của bạn. Nếu quá rộng thì sẽ có thể gây khó khăn trong việc thao tác và quá chật thì sẽ gây khó chịu, đau nhức. Hiện nay kích cỡ găng tay được đo theo size 7, 8, 9, 10, 11 hay kích cỡ S, M, L, XL.

 

- Chú ý độ dài sản phẩm: Nếu công việc đòi hỏi thời gian dài, loại hóa chất nguy hiểm thì nên cân nhắc sử dụng găng tay chống hóa chất loại dài để đảm bảo an toàn tối đa.

 

Chú ý đến độ thông thoáng, kích cỡ của sản phẩm

Chú ý đến độ thông thoáng, kích cỡ của sản phẩm

 

3.3. Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn

 

Khi chọn găng tay cao su bảo hộ, bạn cần chú ý đến các tiêu chuẩn an toàn liên quan. Đây là những quy định được thiết lập nhằm đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả bảo vệ và an toàn cho người lao động.

 

+ Tuân thủ các tiêu chuẩn EN (Tiêu chuẩn Châu Âu)

 

Các tiêu chuẩn EN được xây dựng bởi Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả bảo vệ cao cho găng tay. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này sẽ đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về khả năng bảo vệ và đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động khi sử dụng.

 

Ví dụ: Găng tay chống hóa chất Ansell 37 175 đáp ứng tiêu chuẩn EN 388 (2001), EN374 AKL, EN374 theo quy định.

 

+ Tiêu chuẩn TCVN 12326-1:2018 (Tiêu chuẩn Việt Nam)

 

Tiêu chuẩn TCVN 12326-1:2018 về "Phương pháp thử nghiệm lựa chọn găng tay bảo vệ" đưa ra các quy định, hướng dẫn để đánh giá sản phẩm phù hợp với các mối nguy hiểm hóa chất cụ thể tại nơi làm việc. Nó giúp các doanh nghiệp lựa chọn được loại găng tay bảo hộ phù hợp, đem lại sự an toàn cho người lao động khi tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.

 

3.4. Cân nhắc chọn găng tay chống hóa chất từ các thương hiệu uy tín

 

Khi lựa chọn găng tay chống hóa chất, việc cân nhắc các thương hiệu uy tín là rất quan trọng. Bởi các đơn vị nổi tiếng đều cam kết chất lượng sản phẩm, các loại găng tay đều được test và kiểm nghiệm kỹ càng do đó đạt tiêu chuẩn an toàn lao động.

 

Dưới đây là một số thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp găng tay chống hóa chất:

 

- Găng tay Ansell được nhiều đơn vị tin dùng bởi đây là hãng nổi tiếng trong ngành. Các sản phẩm cam kết chất lượng, độ bền cao, trong đó model 37-175 là loại găng tay chống hóa chất Ansell bán chạy top 1.

 

- Găng tay chống hóa chất Honeywell khá nổi tiếng trên thị trường nhờ sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn cùng với đó là sự đa dạng tùy chọn về kích cỡ, màu sắc.

 

- Găng tay chống hóa chất Neoprene Rubberex hay Portwest cũng rất đáng lựa chọn, đảm bảo bảo vệ đôi tay khi làm việc với các loại hóa chất như axit, rượu và nhiều dung môi khác.

 

4. Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Găng Tay An Toàn Và Bảo Quản Đúng Cách

 

Khi sử dụng găng tay cao su chống hóa chất, có một số điểm quan trọng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân và môi trường xung quanh. Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng cần chú ý:

 

4.1. Kiểm tra độ nguyên vẹn của găng tay

 

Trước khi sử dụng, kiểm tra kỹ độ nguyên vẹn của găng tay để đảm bảo không có bất kỳ vết rạn nứt, lỗ hổng hoặc hư hỏng nào. Những khiếm khuyết này có thể làm giảm đáng kể khả năng bảo vệ vì hóa chất dễ xâm nhập và tiếp xúc trực tiếp với da.

 

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào, hãy thay thế ngay găng tay chống hóa chất mới để đảm bảo an toàn tối đa. Không bao giờ sử dụng sản phẩm đã bị hư hỏng khi làm việc với hóa chất nguy hiểm.

 

Kiểm tra độ nguyên vẹn của sản phẩm và đeo găng tay đúng cách

Kiểm tra độ nguyên vẹn của sản phẩm và đeo găng tay đúng cách

 

4.2. Tháo bỏ găng tay đúng cách

 

Tháo bỏ găng tay chống hóa chất sau khi sử dụng cũng rất quan trọng để tránh tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm. Do đó, bạn phải tuân thủ theo các bước hướng dẫn tháo gỡ đúng cách để tránh làm lây lan hóa chất ra môi trường hoặc tiếp xúc với da. Đối với loại găng tay dùng 1 lần thì phải bỏ ngay và đúng nơi quy định tại khu vực làm việc.

 

4.3. Bảo quản và vệ sinh găng tay

 

Để kéo dài tuổi thọ sử dụng của găng tay chống hóa chất, việc bảo quản và vệ sinh đúng cách cần thực hiện đúng cách. Do đó, đọc kỹ các hướng dẫn của nhà sản xuất về cách bảo quản găng tay trong điều kiện lý tưởng như tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao và để xa các hóa chất.

 

Môi trường bảo quản không phù hợp có thể làm hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ của găng tay. Hơn nữa nhiều loại như găng tay chỉ sử dụng 1 lần thì bạn cũng chỉ nên dùng xong vứt bỏ không nên tái sử dụng.

 

4.4. Lưu ý về thời hạn sử dụng của găng tay

 

Găng tay·có hạn sử dụng nhất định tùy vào vật liệu và mức độ tiếp xúc hóa chất. Khi đến hạn quy định, phải đổi sản phẩm mới ngay để đảm bảo an toàn tối đa, đừng cố dùng găng cũ quá hạn dù trông vẫn tốt. Việc sử dụng bao tay đã quá hạn sử dụng có thể làm giảm khả năng bảo vệ và tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm.

 

Có thể nói, việc chọn lựa găng tay chống hóa chất phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động. Hy vọng các hướng dẫn trên có thể giúp bạn chọn được sản phẩm một cách chính xác, đáp ứng các yêu cầu về độ bền, thoải mái và an toàn trong môi trường làm việc. Nếu còn thắc mắc nào hoặc có nhu cầu mua sản phẩm hãy liên hệ CÔNG TY TNHH GA RAN của chúng tôi ngay.

bảo hộ GARAN
bình luận trên bài viết “Hướng Dẫn Chọn Găng Tay Chống Hóa Chất Phù Hợp Cho Công Việc

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục