Giải mã ý nghĩa tiêu chuẩn ISO trên các mẫu giày bảo hộ lao động

Ngày: 12/05/2025 lúc 15:43PM

Mỗi đôi giày bảo hộ trước khi được đưa ra thị trường đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn ISO an toàn nghiêm ngặt, với các ký hiệu thể hiện tiêu chuẩn được in trực tiếp trên giày hoặc hộp sản phẩm. Trong đó, tiêu chuẩn ISO là một trong những tiêu chuẩn quan trọng và được công nhận rộng rãi nhất, đòi hỏi giày bảo hộ phải trải qua quá trình kiểm định khắt khe để đảm bảo khả năng bảo vệ tối ưu cho người sử dụng. Vậy tiêu chuẩn ISO trên giày bảo hộ là gì? Gồm những quy định nào? Các ký hiệu thường gặp có ý nghĩa gì? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Tiêu chuẩn ISO về giày bảo hộ là gì?

Tiêu chuẩn để có được 1 đôi giày bảo hộ chất lượng

Giày bảo hộ thật sự gọi là chât lượng khi được kiểm tra qua các tiêu chuẩn ISO 

 

- ISO (International Standards Organization) là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, thiết lập các quy định nghiêm ngặt về giày bảo hộ, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người lao động. Những đôi giày đạt chuẩn ISO phải trải qua quá trình kiểm định khắt khe, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về độ bền, khả năng bảo vệ và phù hợp với từng môi trường làm việc.

- Từ thời xa xưa, con người đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến để tạo ra những đôi giày bền chắc, giúp bảo vệ đôi chân trong nhiều điều kiện khác nhau. Các tiêu chuẩn  ISO ra đời nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, yêu cầu các nhà sản xuất tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để đưa ra thị trường những đôi giày đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Bên cạnh việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn ISO còn quy định kỹ thuật sản xuất để đảm bảo giày bảo hộ đáp ứng tiêu chí an toàn và độ bền cao. Ví dụ, lính cứu hỏa cần giày chuyên dụng có khả năng chịu nhiệt, chống trơn trượt và chống tĩnh điện để bảo vệ tối đa trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Sự tuân thủ tiêu chuẩn này giúp người lao động yên tâm làm việc, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu suất.

2. Các tiêu chuẩn ISO quan trọng cho giày bảo hộ

Các tiêu chuẩn ISO giày dép bảo hộ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau. Dưới đây là các tiêu chuẩn ISO  quan trọng được áp dụng rộng rãi trên thế giới:

Tiêu chuẩn UNE EN ISO 19952:

giày được thông qua tiêu chuẩn iso

Giày được thông qua tiêu chuẩn ISO

 

Tiêu chuẩn ISO này tập trung vào việc chuẩn hóa thuật ngữ trong ngành giày dép, giúp các doanh nghiệp và nhà sản xuất tại Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha có một hệ thống ngôn ngữ chung. Điều này giúp tăng cường giao tiếp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hỗ trợ xuất khẩu giày dép giữa các quốc gia.

Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20344:

Đây là tiêu chuẩn ISO quy định các phương pháp kiểm tra và đánh giá giày dép bảo hộ lao động. Tiêu chuẩn ISO 20344 này bao gồm thử nghiệm về độ bền vật liệu, khả năng chống trượt, chống đâm xuyên, độ hấp thụ sốc và nhiều yếu tố quan trọng khác. Nó đóng vai trò nền tảng để đảm bảo giày đáp ứng được các tiêu chuẩn ISO  an toàn cần thiết trước khi đưa vào sử dụng.

Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20345:

Tiêu chuẩn này quy định các thông số kỹ thuật cho giày bảo hộ đa năng, thường được sử dụng trong công trường xây dựng, nhà máy và môi trường lao động có nguy cơ cao. Những đôi giày đạt chuẩn UNI EN ISO 20345 phải có mũi thép, giúp bảo vệ chân khỏi vật rơi và va đập mạnh. Chúng có thể chịu được lực tác động lên đến 200 Joule và tải áp lực tối đa 15kN, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20346:

Giải mã ý nghĩa tiêu chuẩn ISO trên các mẫu giày bảo hộ lao động

Giày bảo hộ đảm bảo chất lượng được đưa ra thị trường

 

Tương tự như tiêu chuẩn UNI EN ISO 20345, nhưng mức độ bảo vệ thấp hơn. Giày bảo hộ theo tiêu chuẩn ISO  này cũng có mũi thép, nhưng chỉ chịu được lực tác động 100 Joule và tải áp lực 10kN. Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20346  này phù hợp với những ngành nghề có nguy cơ thấp hơn, nhưng vẫn yêu cầu bảo vệ cho bàn chân trước các nguy cơ va đập và đè nén.

Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20347:

Khác với các tiêu chuẩn ISO trên, UNI EN ISO 20347 áp dụng cho giày dép sử dụng trong văn phòng, y tế, nhà hàng, khách sạn và các ngành công sở khác. Những đôi giày này không yêu cầu mũi thép nhưng vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn ISO  về chống trượt, chống tĩnh điện, độ bền và sự thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài.

Tiêu chuẩn UNI EN ISO 20349:

- Đây là tiêu chuẩn ISO giày bảo hộ chuyên dụng, được thiết kế để bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm nhiệt và kim loại nóng chảy. Giày theo tiêu chuẩn UNI EN ISO 20349 này thường được sử dụng trong xưởng đúc, ngành luyện kim, hàn và các công việc có nguy cơ tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc kim loại nóng chảy. Chúng được chế tạo từ vật liệu chống cháy, có lớp bảo vệ đặc biệt để ngăn chặn tổn thương do nhiệt độ cao gây ra.

- Khi bắt đầu một công việc mới, doanh nghiệp hoặc chủ lao động có thể yêu cầu bạn sử dụng giày bảo hộ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn ISO nhất định. Đây là những quy định quan trọng nhằm đảm bảo giày phù hợp với từng ngành nghề, giúp bảo vệ đôi chân khỏi các rủi ro trong môi trường làm việc. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn ISO  này, hãy tìm hiểu các ký hiệu quan trọng trên giày bảo hộ để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.

3. Chính sách bảo hành giày bảo hộ tại GARAN

- Thời gian bảo hành là 3 tháng.

- Các lỗi bảo hành: bung keo, bung chỉ hoặc giao hàng mà phát hiện lỗi thì sẽ đổi lại. Garan sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách kiểm tra hàng trước khi mua.

- Chính sách hoàn tiền: GA RAN không áp dụng chính sách hoàn tiền đối với sản phẩm giày bảo hộ Jogger.

- Chính sách đổi hàng: Quý khách được đổi hàng trong vòng 7 ngày kể tính từ ngày xuất hàng với điều kiện phải chưa qua sử dụng. Quý khách được đổi sang size khác hoặc đổi sang một model giày bảo hộ Safety Jogger khác (có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn)

Bảo Hộ Garan
bình luận trên bài viết “Giải mã ý nghĩa tiêu chuẩn ISO trên các mẫu giày bảo hộ lao động

Viết bình luận



Tin cùng chuyên mục