Găng tay chống cắt được thiết kế để bảo vệ tay người lao động, giúp họ tránh khỏi các vết thương trong quá trình làm việc. Đối với công nhân, kỹ sư phải làm việc trong môi trường nguy hiểm thì đây là một món đồ thật sự rất cần thiết. Vậy làm thế nào để chọn được một đôi găng tay phù hợp với công việc. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Găng Tay Chống Cắt Dùng Trong Bảo Hộ Lao Động Là Gì?
Trước đây, khi công nghệ và cơ sở vật chất chưa đủ lớn mạnh, con người chỉ có các công cụ bảo hộ lao động thô sơ nên không thể giữ đảm bảo an toàn 100% cho bản thân trong quá trình làm việc, nhất là đối với các công việc khó khăn thì lại càng nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay cuộc sống đã phát triển đi lên, sinh mạng của những người công nhân cũng được quý trọng hơn. Bởi vậy nên họ đã phát triển và tạo ra các phương tiện bảo hộ giúp giữ an toàn tuyệt đối. Với găng tay chống cắt, người lao động có thể làm việc thoải mái hơn, nâng cao được hiệu suất công việc hơn.
Găng tay dùng chống cắt dùng trong bảo hộ lao động là gì?
Trước tiên, bạn nên tìm hiểu về khái niệm "chống cắt"
- Chống cắt là khả năng cấu trúc vật liệu tạo nên độ dày của găng tay.
- Chất liệu có trọng lượng càng nặng, khả năng chống cắt càng tốt.
Vậy găng tay chống cắt là gì?
- Là loại găng tay được làm ra từ những vật liệu có khả năng chống cắt. Chúng sẽ giúp bàn tay tránh được những tổn thương trong quá trình làm việc.
- Các vết thương có thể đến từ vật có nhiều góc cạnh, vật sắc nhọn đâm vào bàn tay. Tùy vào vật liệu mà sẽ có các cấp độ chống cắt khác nhau.
2. Cách Lựa Chọn Găng Tay Chống Cắt Phù Hợp Với Nhu Cầu Công Việc
Cách lựa chọn găng tay dùng chống cắt phù hợp với nhu cầu công việc
Để có thể lựa chọn được một đôi găng tay chống cắt phù hợp với công việc, bạn hãy tham khảo theo các cách như sau
2.1. Hiểu được mức độ rủi ro của công việc
Nhiệm vụ chính của găng tay chống cắt chính là giảm chấn thương tay. Đối với các việc đơn giản như làm vườn sẽ giúp ta bị tránh đâm phải mảnh vụn, gai nhọn, côn trùng cắn,... cho đến tới những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Người lao động hoàn toàn có thể bị chèn tay, bỏng tay, bong gân hoặc thậm chí là đứt bàn tay, ngón tay,....
Đối với các công việc đặc thù nguy hiểm như trên, bạn cần chọn cho bản thân một đôi bao tay chống cắt dài và bền để có thể hạn chế tối đa tổn thương.
Ngoài ra, đối với các ngành công nghiệp hóa chất, nên sử dụng những đôi găng tay có đệm bằng vật liệu đặc biệt chống hóa chất.
2.2. Lựa chọn một chất liệu chính xác
Mỗi một nhà sản xuất sẽ đưa ra nhiều lựa chọn cho người dùng. Số lượng về các chất liệu làm găng tay chống cắt với nhiều đặc tính khác nhau đang ngày càng tăng. Bởi vậy mà bạn sẽ có thể tha hồ lựa chọn loại chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Găng tay chống cắt thường được làm từ các chất liệu như sợi Kevlar hay sợi thủy tinh. Ngoài ra, chúng cũng có thể được làm từ các chất liệu khác như: sợi HPPE, sợi PPE, inox, sắt,....
Trên bề mặt thường sẽ được phủ thêm một lớp được làm từ cao su Nitrile hoặc cao su Latex. Tác dụng của lớp phủ này là chống trơn trượt, hỗ trợ cho người dùng cầm nắm đồ vật được chắc hơn.
2.3. Lựa chọn găng tay phù hợp với kích cỡ tay
Khi sử dụng găng tay chống chém, bạn nên lựa chọn một đôi găng tay phù hợp với kích cỡ tay. Bởi khi sử dụng những đôi găng tay phù hợp với mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình làm việc, hỗ trợ người lao động có thể làm việc nhanh hơn.
Đối với việc sử dụng găng tay quá chặt có thể sẽ gây khó chịu hơn khi làm việc. Thậm chí rằng sẽ làm cho máu không lưu thông được, gây ra cảm giác mệt mỏi, đau nhức cho bàn tay.
Hãy dựa theo đặc tính của công việc và các cách thao tác với thiết bị, để lựa chọn hình dáng găng tay chống cắt phù hợp. Hiện nay trên thị trường thông thường sẽ có một số kích cỡ như sau: S - M - L - XL - XXL.
2.4. Lựa chọn theo thương hiệu
Kinh nghiệm để chọn găng tay chống cắt của người lao động, đó chính là ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng có mặt trên thị trường. Nhằm hạn chế tối đa được các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Những cái tên được ưu ái lựa chọn nhiều nhất không ai khác chính là những cái tên lớn trong ngành bảo hộ lao động như:
- Găng tay dùng để chống cắt Jogger.
- Găng tay 3m chống cắt.
- Găng tay chống cắt Kevlar.
2.5. Lựa chọn găng tay theo môi trường làm việc
Bạn có thể lựa chọn găng tay theo môi trường làm việc, các loại găng tay gồm có
- Găng tay cao su chống cắt: Sử dụng khi làm các công việc có mức độ nguy hiểm nhẹ như bốc vác hàng hòa, làm vườn,....
- Găng tay chống dao: Được làm từ các chất liệu như vải, da. Thông thường sẽ được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm.
- Găng tay chống cắt dùng trong môi trường nước
- Găng tay dùng trong môi trường nhiệt: Phù hợp sử dụng trong các công việc như thổi thủy tinh, chế tác kim hoàn, vận hành lò hơi trong các nhà máy,....
- Găng tay inox chống cắt, găng tay sắt: Sử dụng trong các môi trường làm việc có máy cắt, đòi hỏi độ chính xác cao.
3. Phân Loại Cấp Độ Găng Tay Chống Cắt Theo Các Tiêu Chuẩn Quốc Tế
Phân loại găng tay chống cắt theo cấp độ
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu găng tay bảo hộ chống cắt với đa dạng mẫu mã và mỗi loại đều sẽ có những khả năng chống cắt khác nhau. Tuy nhiên, để xác định được mức độ chống cắt của từng loại sẽ dựa vào hai tiêu chuẩn chính, đó là:
3.1. Phân loại cấp độ chống cắt theo tiêu chuẩn ANSI
Tiêu chuẩn ANSI là tiêu chuẩn đánh giá cấp độ chống cắt của quốc gia Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn này được chia theo các cấp độ từ 0 đến 5, được xác định với các tiêu chí như chống cắt, chống xé rách, chống mài mòn và chống đâm xuyên thủng.
Tương ứng với mỗi cấp độ là khả năng chống chịu của mỗi loại găng tay sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Găng tay chống cắt cấp độ 1, chống vật cắt có trọng lượng nhỏ hơn 200 gram.
- Găng tay chống cắt cấp độ 2, chống vật cắt có trọng lượng lớn hơn 200 gram.
- Găng tay chống cắt cấp độ 3, chống vật cắt có trọng lượng lớn hơn 500 gram.
- Găng tay chống cắt cấp độ 4, chống vật cắt có trọng lượng lớn hơn 1000 gram.
- Găng tay chống cắt cấp độ 5, chống vật cắt có trọng lượng lớn hơn 3500 gram.
3.2. Phân loại cấp độ chống cắt theo tiêu chuẩn EN 388
EN 388 là tiêu chuẩn chống cắt được xác định bằng cách dùng một lưỡi dao để vòng quay tròn có đường kính 40mm, di chuyển qua lại trong khoảng cách 50mm với lực cắt là 5N. Trong quá trình đánh giá, số lượng cắt sẽ được ghi lại và tiến hành so sánh.
Mức độ chống cắt của găng tay theo tiêu chuẩn EN 388 cũng được đánh giá theo thang đo từ 0 đến 5. Kết quả đánh giá được xác định bằng cách tính toán trung bình số vòng của lưỡi cắt trước khi găng tay bị cắt hoàn toàn. Số vòng cắt trung bình càng nhiều, mức độ chống cắt sẽ càng cao hơn.
Dưới đây là thông số của găng tay chống cắt 3M theo tiêu chuẩn EN 388:
Kiểm định | Chống mài mòn | Chống cắt | Chống xé rách | Chống đâm xuyên |
Cấp độ 1 | 100 | 1.2 | 10 | 20 |
Cấp độ 2 | 500 | 2,5 | 25 | 60 |
Cấp độ 3 | 2000 | 5 | 50 | 100 |
Cấp độ 4 | 8000 | 10 | 75 | 150 |
Cấp độ 5 | 20 |
4. Ứng Dụng Của Các Loại Găng Tay Theo Từng Cấp Độ
Ứng dụng của găng tay dùng chống cắt được chia theo cấp độ
Sau đây là phần thông tin về ứng dụng của các loại găng tay chống cắt được chia theo cấp độ. Bạn hãy tham khảo nhé!
- Cấp độ 1: Thích hợp sử dụng trong các công việc nhẹ, không yêu cầu mức độ chống cắt cao. Bạn có thể sử dụng trong các công việc thủ công như công nghiệp cơ khí, làm vườn, làm nông,....
- Cấp độ 2 - 3: Thích hợp sử dụng trong các công việc yêu cầu độ khó ở mức vừa phải, đòi hỏi mức độ chống cắt trung bình. Có thể kể đến như trong ngành công nghiệp cắt may, xử lý gỗ, sản xuất thủy tinh.
- Cấp độ 4 - 5: Phù hợp sử dụng với các công việc làm trong môi trường nguy hiểm, đòi hỏi yếu tố bảo vệ cao. Thường sử dụng cho những người làm việc trong ngành công nghiệp ô tô, gia công kim loại, chế biến thực phẩm,....
5. Hướng dẫn sử dụng găng tay bạn nên biết
Hướng dẫn sử dụng găng tay dùng chống cắt
Để cho quá trình sử dụng găng tay được thuận lợi. Bạn nên tham khảo về hướng dẫn sử dụng găng tay chống cắt trong nội dung dưới đây:
5.1. Trước khi sử dụng cần kiểm tra chất lượng găng tay
Bạn cần kiểm tra xem đôi găng tay chống cắt đó có đảm bảo tiêu chuẩn không? Thấy xuất hiện dấu hiệu của sự giảm cấp hoặc bị thủng không?
Nếu như bạn phát hiện thấy tình trạng của chúng không còn đủ khả năng đảm bảo an toàn cho đôi tay người sử dụng, bạn cần lập tức thay thế nếu như không muốn bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
5.2. Vệ sinh sạch sẽ găng tay trước và sau khi sử dụng
Với những đôi găng tay chống cắt được làm bằng inox hay găng tay chống hóa chất thì cần phải rửa sạch bên ngoài, tránh trường hợp hóa chất còn dính trên găng tay bám vào da gây hại cho cơ thể. Đặc biệt, bạn cũng cần phải nhớ sau khi sử dụng xong nên rửa tay sạch sẽ.
Ngoài ra, bạn hãy nhớ thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng găng tay bảo hộ và các lưu ý của nhà sản xuất đưa ra. Đồng thời cũng cần tuân thủ theo đúng quy tắc thải bỏ găng.
Bên cạnh đó nếu trong quá trình sử dụng, nếu bị dị ứng với chất liệu làm găng hoặc thấy có những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, hen suyễn, sốc, kích thích hô hấp,.... Bạn cần tháo bỏ ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về găng tay chống cắt cùng những gợi ý về cách lựa chọn găng theo nhu cầu công việc và môi trường làm việc. Mong rằng với các thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn lựa chọn được cho bản thân một đôi găng tay phù hợp.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết. Chúng tôi sẽ sớm có câu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất dành cho bạn.